nay, - kể từ khi người ta không thể tránh không nghe những bản báo cáo
phổ biến khoa học được nữa, người ta phải đốt đuốc lên ban ngày mới có
thể tìm thấy được một sự ngu dốt như thế ngay trong số những cô tiểu thư
thuộc các tầng lớp có học thức. Về mặt đạo đức và pháp quyền, khi tầm
thường hoá Rousseau, triết học đó cũng chẳng may mắn gì hơn là trước khi
nó đã tầm thường hoá Hegel, và về mặt luật học, mặc dầu mọi lời quả quyết
đều ngược lại, nó đã bộc lộ một sự ngu dốt mà chỉ hoạ hoằn lắm người ta
mơi thấy được trong số những nhà luật học tầm thường nhất, kiểu cũ ở
nước Phổ. Triết học ấy "không thừa nhận một chân trời nào có thể nhìn
thấy được một cách giản đơn", song về mặt pháp học, thì nó lại lấy làm
thoả mãn với một chân trời hiện thực khớp với khu vực mà bộ luật Phổ có
hiệu lực. Còn "những đất và trời của tự nhiên bên ngoài và bên trong" mà
triết học ấy hứa hẹn sẽ vạch ra cho chúng ta thấy trong sự vận động làm
đảo lộn một cách mạnh mẽ của nó, thì chúng ta vẫn uổng công chờ đợi,
cũng như chúng ta vẫn uổng công chờ đợi "những chân lý tuyệt đỉch cuối
cùng" và cái "cơ bản tuyệt đối". Nhà triết học mà phương thức tư duy là
"gạt bỏ mọi mưu toan thiên về một thế giới quan bị hạn chế một cách chủ
quan", đã tỏ ra là không những bị hạn chế về mặt chủ quan do những hiểu
biết cực kỳ thiếu sót như chúng ta đã chỉ rõ, do phương thức tư duy siêu
hình thiển cận và sự tự tán dương lố bịch của ông ta, mà thậm chí còn do cả
những ý kiến kỳ quặc ấu trĩ của cá nhân ông ta nữa. ông ta không thể nào
dựng lên được cái triết học hiện thực của mình mà trước đó lại không áp
đặt cho toàn thể nhân loại còn lại kể cả người Do - thái, - với tư cách là một
điều luật có giá trị phổ biến - sự ghê tởm của ông ta đối với thuốc lá, đối
với những con mèo và những người Do - thái. "Quan điểm thực sự phê
phán" của ông ta đối với kẻ khác là ở chỗ khăng khăng gán cho người khác
những điều mà họ không bao giờ nói, những điều bịa đặt của chính bản
thân ông Đuy-rinh. Những suy luật loãng như cháo bố thí của ông ta về
những đề tài Phi - li - xtanh, giải thích cho ta rõ tại sao ông ta lại căm giận
Faust của Goethe. Dĩ nhiên là không thể tha thứ cho Goethe được, vì nhà
thơ đã chọn cái tên Faust vô đạo đức ấy làm nhân vật chính chứ không
chọn nhà triết học hiện thực nghiêm túc như Wagner, - Tóm lại, nói theo lối