nói của Hegel, triết học hiện thực, nhìn về toàn bộ, là "chất cặn nhạt nhẽo
nhất của nền triết học khai thác của nước Đức" ; chất cặn mà sự loãng
thuếch và sự tầm thường trong suốt của nó có vẻ dày đặc hơn và đục ngầu
lên chỉ là vì tác giả đã trộn lẫn vào trong đó những mẩu câu có tính chất
tiên tri. Và khi chúng ta đọc hết quyển sách, chúng ta vẫn thấy mình chẳng
hiểu biết hơn gì trước, và chúng ta buộc phải thú nhận rằng "phương thức
tư duy mới", "những kết luận và những quan điểm độc đáo một cách triệt
để" và "những tư tưởng sáng tạo ra hệ thống" quả thật đã đem lại cho chúng
ta nhiều điều phi lý mới, nhưng không đem lại được một dòng nào cho
chúng ta có thể học được một cái gì. Vậy mà con người ấy, khua chiêng
dóng trống để ca tụng những trò ảo thuật và những món hàng của mình
chẳng kém gì một kẻ bán hàng rong tầm thường nhất ở chợ, và đằng sau
những từ to lớn ấy chẳng có cái gì cả, thật là không có cái gì cả, - chính cái
con người ấy lại dám gọi những người như Fichte, Schelling và Hegel là
bịp bợm (thế mà người nhỏ nhất trong ba người này so với anh ta thì cũng
là một người khổng lồ rồi đấy). Người bịp bợm thật ư ? Quả thật là bịp
bợm - nhưng là ai kia chứ ?