CHỐNG DUHRING - Trang 179

diện của nó mà phái trọng nông và Adam Sith đã đưa ra, thì về thực chất nó
là con đẻ của thế kỷ XVIII và đứng ngang hàng với những thành tựu của
các nhà khai sáng lớn của nước Pháp với tất cả những ưu điểm và khuyết
điểm của thời đó. Điều mà chúng tôi đã nói về các nhà khai sáng[53], cũng
có thể dùng để nói về những nhà kinh tế học thời đó. Đối với họ, khoa học
mới không phải là biểu hiện của những điều kiện và nhu cầu của thời đại
mình, mà lại là biểu hiện của lý tính vĩnh cửu; những quy luật của sản xuất
và trao đổi mà khoa học đó đã phát hiện ra không phải là những quy luật
của một hình thức do lịch sử quy định của những hoạt động kinh tế đó, mà
lại là những quy luật vĩnh cửu của tự nhiên ; người ta rút những quy luật đó
ra từ bản tính của con người. Nhưng con người này, khi xem xét kỹ, lại là
người thị dân hạng trung hồi bấy giờ đang ở trong quá trình chuyển hoá
thành nhà tư sản, và bản tính của anh ta là chế tạo và buôn bán trong những
điều kiện hồi đó do lịch sử quy định.
Sau khi chúng ta đã làm quen khá đủ với "nhà sáng lập có tính chất phê
phán" của chúng ta là ông Đuy-ring và phương pháp của ông ta rồi, thì
chúng ta có thể dễ dàng dự đoán được cái cách mà ông tá hiểu khoa kinh tế
chính trị. Trong triết học, chỗ nào mà ông ta không đơn thuần nói những
điều nhảm nhí (chẳng hạn như trong triết học về tự nhiên) thì quan điểm
của ông là sự xuyên tạc quan điểm của thế kỷ XVIII. Theo ông ta, vấn đề
không phải là những quy luật phát triển lịch sử, mà là những quy luật tự
nhiên, những chân lý vĩnh cửu. Những quan hệ xã hội như đạo đức và pháp
luật không do những điều kiện lịch sử nhất định của từng thời đại một
quyết định, mà lại do hai anh chàng nổi tiếng quyết định, mà trong hai anh
này, thì một anh hoặc là áp bức anh kia, hoặc là không áp bức anh kia, đó là
điều mà tiếc thay từ trước đến nay lại chưa hề xảy ra bao giờ. Bởi vậy,
chúng ta hầu như sẽ không lầm nếu như chúng ta rút ra kết luận rằng ông
Đuy-ring cũng sẽ quy cả khoa kinh tế chính trị thành những chân lý tuyệt
đỉch cuối cùng, thành những quy luật vĩnh cửu của tự nhiên, thành những
định lý lặp lại, rỗng tuếch không có nội dung, nhưng trong lúc đó thì toàn
bộ nội dung tích cực của khoa kinh tế chính trị, trong chừng mực ông ta
biết được, lại được ông ta lén lút đưa trở lại bằng cổng sau ; rằng sự phân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.