CHỐNG DUHRING - Trang 181

sang ngôn ngữ xã hội chủ nghĩa[55] - một bản dịch mà từ nhiều năm nay
người ta có thể nghe thấy trong bất kỳ một quán cà - phê công nhân nào ở
Pa-ri, nhưng còn hay hơn nhiều. Ở đây, ông ta cung cấp cho chúng ta một
bản dịch sang ngôn ngữ xã hội chủ nghĩa - cũng chẳng hay gì hơn - những
lời ta thán của những nhà kinh tế học về sự xuyên tạc những quy luật kinh
tế tự nhiên và vĩnh cửu và những tác dụng của chúng, do sự can thiệp của
nhà nước, của bạo lực gây ra. Do đó ông bị hoàn toàn cô độc giữa những
người xã hội chủ nghĩa và như thế là xác đáng. Bất cứ người công nhân xã
hội chủ nghĩa nào, dù thuộc dân tộc nào cũng vậy, đều hoàn toàn biết rõ
rằng bạo lực chỉ che chở cho sự bóc lột thôi, chứ không phải tạo ra sự bóc
lột ; rằng quan hệ tư bản và lao động làm thuê là cơ sở của tệ bóc lột mà họ
phải chịu, rằng quan hệ đó nảy sinh bằng con đường thuần tuý kinh tế chứ
không phải là bằng con đường bạo lực.
Tiếp nữa, chúng ta lại được biết rằng.
Trong tất cả mọi vấn đề kinh tế "Người ta sẽ có phân biệt hai quá trình -
quá trình sản xuất và quá trình phân phối". Ngoài ra, cái con người nói
tiếng hời hợt là ông J.B. Say còn thêm vào đó một quá trình thứ ba nữa, tức
là quá trình sử dụng, tiêu dùng, nhưng cả ông lẫn bọn môn sinh của ông ta
cũng chẳng biết nói một cái gì rành mạch cả. Còn trao đổi hay lưu thông,
thì đó chẳng qua chỉ là một khu vực nhỏ của sản xuất, bởi vì thuộc về sản
xuất có tất cả những gì cần phải được thực hiện để cho sản phẩm đến tay
người tiêu dùng cuối cùng, người tiêu dùng thật sự.
Nếu ông Đuy-ring nhập cục làm một hai quá trình khác nhau về cơ bản -
tuy rằng quy định lẫn nhau - là sản xuất và lưu thông, và nếu ông khẳng
định một cách hoàn toàn không ngượng ngùng rằng việc tránh sự lẫn lộn
như thế chỉ "gây ra sự lẫn lộn thôi", thì điều đó chỉ chứng tỏ rằng hoặc là
không biết hoặc là ông không hiểu sự phát triển khổng lồ mà chính lưu
thông đã thực hiện được trong năm mươi năm nay; vả lại phần tiếp sau của
quyển sách của ông ta cũng chứng tỏ điều đó. Nhưng thế chưa phải là hết.
Sau khi đã giản đơn nhập cục làm một sản xuất và trao đổi, coi hai điều đó
chỉ là sản xuất thôi, thì ông lại đặt phân phối ở bên cạnh sản xuất, coi phân
phối như là một quá trình thứ hai, hoàn toàn ở bên ngoài, tuyệt đối không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.