Frederick Engels
Chống Duhring
Phần thứ hai
Kinh tế chính trị học
II. Lý luận về bạo lực
"Trong hệ thống của tôi, quan hệ giữa chính trị chung với những hình thức
của pháp quyền kinh tế đã được quy định một cách thật dứt khoát, và đồng
thời thật độc đáo, đến mức là việc đặc biệt giới thiệu nó để giúp cho nghiên
cứu được dễ dàng cũng không phải là thừa. Hình thức của những quan hệ
chính trị là cái cơ bản có tính chất lịch sử, còn những quan hệ thuộc về kinh
tế thì chỉ là một hậu quả hay một trường hợp đặc biệt, và vì vậy bao giờ
chúng cũng là những sự kiện thứ yếu. Một vài hệ thống trong những hệ
thống xã hội chủ nghĩa mới nhất lấy cái biểu hiện bề ngoài rõ rệt của một
quan hệ hoàn toàn trái ngược làm nguyên tắc chỉ đạo, bằng cách khẳng
định rằng những hình thức lệ thuộc chính trị dường như mọc lên từ những
trạng thái kinh tế. Dĩ nhiên những hậu qủa thuộc loại thứ yếu đó với tư cách
là như vậy có tồn tại và đặc biệt bộc lộ rõ hiện nay; nhưng vẫn cần phải tìm
cái có trước trong bạo lực chính trị trực tiếp, chứ không phải trong một lực
lượng kinh tế gián tiếp".
Ở một đoạn khác cũng vậy, ở đó ông Đuy-ring cũng
"xuất phát từ luận điểm cho rằng những trạng thái chính trị là nguyên nhân
quyết định của tình hình kinh tế và mối quan hệ ngược lại chỉ là một sự tác
động ngược trở lại thuộc loại thứ yếu mà thôi... chừng nào mà người ta còn
coi tập đoàn chính trị không phải là tồn tại cho bản thân nó, không phải là
điểm xuát phát, mà chỉ là một phương tiện để kiểm miệng ăn, thì dù có làm
ra vẻ một nhà xã hội chủ nghĩa cấp tiền hay một nhà cách mạng đi nữa,
người ta cũng vẫn ấn giấu trong người khá nhiều tính phản động".
Lý luận của ông Đuy-rinh là như vậy đó. Ở đây và ở nhiều đoạn khác nữa,
lý luận đó chỉ được tuyên bố một cách giản đơn, có thể nói như là ban một
sắc lệnh vậy. Suốt ba tập dầy cộp, không hề thấy đoạn nào có ý định dù là
một ý định hết sức nhỏ bé - chứng minh hay bác bỏ ý kiến đối địch. Và