động, chỉ người có những tư liệu ấy hắn mới có thể sử dụng người bị nô
dịch được, và ngoài ra, trong chế độ nô lệ, người đó phải có những tư liệu
sinh hoạt, chỉ nhờ có những tư liệu sinh hoạt này hắn mới có thể giữ cho
người nô lệ sống được. Như vậy, trong tất cả mọi trường hợp đều giả định
là phải có một số tài sản vượt quá mức trung bình. Số của cải này do đâu
mà có được? Dầu sao cũng rõ ràng là số của cái đó có thể do cướp bóc mà
có, tức là dựa trên bạo lực, nhưng cũng không nhất thiết cứ phải là như thế.
Số của cái đó có thể do lao động, do ăn cắp, do buôn bán, do lừa đảo mà có
được. Thoạt tiên nói chung nó phải là do lao động làm ra đã, rồi sau đó mới
có thể bị cướp bóc được.
Nói chung, trong lịch sử, chế độ tư hữu quyết không phải là kết quả của
hành động cướp bóc và bạo lực. Trái lại, nó đã tồn tại trong công xã nguyên
thuỷ thời cổ của tất cả mọi dân tộc văn minh, mặc dầu chỉ là giới hạn trong
một số vật phẩm nào đó. Chế độ ấy đã phát triển dưới hình thức hàng hoá
ngay trong lòng công xã đó, thoạt tiên trong việc trao đổi với những người
ngoài. Những sản phẩm của công xã càng mang hình thức hàng hoá, nghĩa
là một bộ phận càng ít hơn của chúng được sản xuất cho tiêu dùng của bản
thân người sản xuất và một bộ phận càng lớn hơn của chúng được sản xuất
nhằm mục đích trao đổi, sự trao đổi, ngay cả trong nội bộ nông xã, càng lấn
át sự phân công lao động có tính chất tự phát lúc ban đầu, thì tình trạng tài
sản của các thành viên cá biệt trong công xã lại càng trở nên không đồng
đều, chế độ công hữu ruộng đất cũ càng bị phá vỡ sâu hơn và công xã càng
nhanh chóng đi tới chỗ giải thể thành một làng của những công dân có
những mảnh ruộng đất nhỏ. Chế độ chuyên chế phương Đông và sự thống
trị thay thế nhau của những dân tộc du mục xâm lược, trong hàng ngàn năm
cũng chẳng làm gì được những công xã cũ đó; trong lúc đó, sự phá vỡ dần
dần nền công nghiệp gia đình tự phát của chúng do sự cạnh tranh của
những sản phẩm cuả đại công nghiệp gây ra, lại làm cho các công xã ấy
ngày càng tan rã. Cả ở đây nữa, cũng giống như trong công việc phân chia
những ruộng đất công - hiện nay cũng vẫn đang còn diễn ra của những
"cộng đồng nông thôn" ở vùng Mosel và Hochwald, người ta cũng không
thể nói đến bạo lực: nông dân thấy rằng đem chế độ tư hữu ruộng đất thay