thế cho chế độ công hữu ruộng đất là có lợi cho họ. Ngay cả việc hình
thành một tầng lớp quý tộc nguyên thuỷ- như đã diễn ra ở người Celte,
người Giéc-manh và ở Pendjab, trên cơ sở chế độ công hữu ruộng đất, thoạt
tiên cũng tuyệt nhiên không dựa trên bạo lực, mà là dựa trên sự tự nguyện
và tập quán. Bất cứ ở chỗ nào mà chế độ tư hữu hình thành, thì điều đó xảy
ra do những quan hệ sản xuất và trao đổi đã thay đổi, vì lợi ích của việc
nâng cao sản xuất và phát triển thương nghiệp - như vậy là do những
nguyên nhân kinh tế. Bạo lực tuyệt đối chẳng đóng một vai trò gì trong đó
cả. Vì rõ ràng là thiết chế tư hữu tài sản phải tồn tại đã, rồi sau đó kẻ cướp
mới có thể chiếm hữu được của cải của người khác; do đó, bạo lực tuy có
thể làm thay đổi kẻ sở hữu tài sản, nhưng nó không có thể đẻ ra chế độ tư
hữu tài sản với tư cách là một chế độ như thế.
Nhưng chúng ta cũng không thể viện vào bạo lực hay vào sở hữu bạo lực
để giải thích việc " bắt con người phải lao động nô lệ" dưới hình thức hiện
đại nhất của nó là lao động làm thuê. Chúng ta đã nói đến việc biến những
sản phẩm của lao động thành hàng hoá, tức là việc sản xuất ra sản phẩm
không phải để cho tiêu dùng của bản thân, mà là để trao đổi, đã đóng một
vai trò như thế nào trong việc làm tan rã công xã thời cổ, do đó, trong việc
trực tiếp hay gián tiếp làm cho chế độ tư hữu trở thành phổ biến. Và Mác
đã chứng minh một cách hết sức rõ ràng trong bộ " Tư bản "-nhưng ông
Đuy-rinh lại tránh không nói một lời nào- ở một giai đoạn phát triển nào đó
thì sản xuất hàng hoá biến thành sản xuất tư bán chủ nghĩa, và tới trình dộ
đó , thì " Quy luật chiếm hữu dựa trên sản xuất hàng hoá và lưu thông hàng
hoá , hay quy luật của chế độ tư hữu , do sự biện chứng bên trong không
thể tránh được, của chính nó biến thành cái đối lập với nó: Việc trao đổi
những vật ngang giá, mà sự giao dịch lúc ban đầu thể hiện ra, đã biến đổi
đến mức là nó chỉ còn là cái vẻ bề ngoài mà thôi, vì một là, bản thân phần
tư bản đổi lấy sức lao động chỉ là một phần sản phẩm lao động của người
khác bị chiếm hữu mà không trả một vật ngang giá nào cả, và hai là, cái nó
không những phải do người sản xuất ra nó, tức là công nhân, hoàn lại, mà
còn phải được hoàn lại cùng với một thặng dư" ( Số dư )" mới ...Lúc ban
đầu quyền sở hữu thể hiện ra trước chúng ta như là dựa trên lao động cá