CHỐNG DUHRING - Trang 211

này lại là sản phẩm rõ ràng của một thời kỳ tiền sử lâu dài chưa được biết
rõ; nhưng ngay cả ở đó nữa, ruộng đất chủ yếu cũng vẫn do những nông
dân độc lập canh tác; những lãnh địa lớn của bọn quý tộc và lãnh tụ thị tộc
là những ngoại lệ và hơn nữa ngay sau đó cũng biến mất. Ở nước Ý, ruộng
đất được khai khẩn chủ yếu là do nông dân; trong những thời kỳ cuối cùng
của nước Công hoà Rô-ma, khi mà toàn bộ những lãnh địa lớn, tức là
những latifun-đại, lấn át những tiểu nông, và thay thế họ bằng nô lệ, thì
đồng thời cũng thay việc canh tác bằng việc chăn nuôi, và như Plinius đã
biết, điều đó đã đưa nước Ý đến chỗ diệt vong (latifundia Italiam
perdidere). Trong thời trung cổ, việc canh tác của nông dân lại chiếm ưu
thế ở khắp câu âu (đặc biệt là trong việc khẩn hoang), còn việc xét xem
nông dân có phải nộp những đảm phụ nào cho những lãnh chúa phong kiến
nào đó hay không, thì điều đó không quan trọng đối với vấn đề chúng ta
đang bàn. Những người thực dân Frise, Hạ Sachsen, Flandres và vùng hạ
lưu sông Rhein, tiến hành canh tác những đất đai cướp được của những
người Xla-vơ ở phía đông sông Elbe, đã làm điều đó với tư cách là những
nông dân tự do với số thuế rất nhẹ, nhưng hoàn toàn không phải dưới "một
hình thức lao dịch nào đó" cả. Ở Bắc Mỹ, một phần đất đai rất lớn đã được
lao động của nông dân tự do đưa vào canh tác, còn bọn địa chủ lớn ở
phương nam với những nô lệ của chúng và với chế độ canh tác tham tàn
của chúng thì đã làm kiệt sức đất đai đến nỗi chỉ có cây thông là còn mọc
được ở đó thôi, thành thử ngành trồng bông đã phải di chuyển ngày càng xa
về phương tây. Ở Úc và ở Niu Di-lơn, tất cả mọi mưu toan của chính phủ
Anh nhằm tạo ra một cách giả tạo một tầng lớp quý tộc ruộng đất, đều thất
bại. Tóm lại, trừ những thuộc địa vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, mà khí hậu
không cho phép người châu âu làm nông nghiệp, thì người địa chủ lớn,
dùng nô lệ và nông nô để bắt tự nhiên phục tùng sự thống trị của mình và
để khai khẩn ruộng đất, chỉ là một sự sáng tạo thuần tuý của óc tưởng
tượng. Trái hẳn lại. Trong thời cổ, chỗ nào mà địa chủ lớn xuất hiện, như ở
Ý chẳng hạn, thì nó không biến đất hoang thành đất canh tác, mà lại biến
những đất do nông dân khai khẩn thành những đồng cỏ chăn nuôi, làm cho
cả một loạt nước trở nên thưa thớt dân cư và bị phá sản. Chỉ trong thời cận

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.