đạt được của nông nghiệp và công nghiệp là kết quả của một lịch sử xã hội
phát triển trong những sự đối lập giai cấp, trong những quan hệ thống trị và
nô dịch, thì ông đã nói một điều mà từ khi có bản "Tuyên ngôn của Đảng
cộng sản" thì đã trở thành một điều ai cũng biết từ lâu rồi. Nhưng chính vấn
đề là ở chỗ giải thích sự xuất hiện các giai cấp và các quan hệ thống trị, và
nếu ông Đuy-ring bao giờ cũng chỉ có một chữ "bạo lực" để giải thích vấn
đề đó, thì với lời giải thích đó chúng ta cũng chẳng nhích hơn được một
bước nào. Chỉ riêng cái sự thật đơn giản là trong mọi thời kỳ, những người
bị trị và bị bóc lột đều đông hơn những kẻ bóc lột rất nhiều, và do đó sức
mạnh thật sự bao giờ cũng nằm trong tay những kẻ bị trị và bị bóc lột, chỉ
riêng cái sự thật đó cũng đủ để làm sáng tỏ tính chất vô lý luận về bạo lực.
Vậy vấn đề bao giờ cũng vẫn là ở chỗ tìm ra một sự giải thích cho các quan
hệ thống trị và nô lệ.
Những quan hệ đó phát sinh bằng hai con đường.
Con người ta lúc ban đầu bước ra khỏi loài động vật theo nghĩa hẹp như thế
nào thì họ cũng bước vào lịch sử như thế ấy: người còn là nửa động vật, thô
lỗ, còn bất lực trước những lực lượng của tự nhiên, còn chưa nhận thức
được lực lược của chính mình ; vì vậy họ cũng nghèo như động vật và cũng
không hơn động vật mấy về sức sản xuất. Ở đây, ngự trị một sự bình đẳng
nào đó trong hoàn cảnh rộng, và đối với các tộc trưởng cũng có một thứ
bình đẳng nào đó về địa vị xã hội, ít ra thì cũng không có các giai cấp xã
hội, tình trạng không có các giai cấp này vẫn còn thấy trong những công xã
nông nghiệp nguyên thuỷ cuả những dân tộc văn minh về sau này. Ngay từ
đầu, trong mỗi công xã đó đều có một số lợi ích chung nào đó mà người ta
phải trao cho những cá nhân gìn giữ, tuy là dưới sự giám sát của toàn thể:
xét xử những vụ tranh chấp; trừng phạt những kẻ vượt quá quyền hạn của
mình; trông nom các nguồn nước, nhất là ở các xứ những chức năng tôn
giáo. Những chức vụ như thế, chúng ta cũng thấy có trong những cộng
đồng nguyên thuỷ ở bất cứ thời điểm nào ví dụ như trong những cộng đồng
mác-cơ cổ nhất ở Đức, và cả hiện nay nữa ở Ấn độ. Dĩ nhiên là những cá
nhân ấy có một sự toàn quyền nào đó, và tiêu biểu cho những mầm mống
của quyền lực nhà nước. Dần dần, các lực lượng sản xuất tăng thêm; dân số