CHỐNG DUHRING - Trang 215

duy nhất có thể làm cho sự thống trị của họ ở Ấn-độ ít ra cũng chính đáng
ngang với sự thống trị của những người đã đi trước họ.
Nhưng bên cạnh sự hình thành giai cấp đó, còn diễn ra một sự hình thành
giai cấp khác nữa. Đến một mức độ khá giả nào đó, sự phân công lao động
tự phát ở trong gia đình làm nghề nông, cho phép nó sử dụng thêm một hay
nhiều sức lao động của người ngoài. Đó đặc biệt là trường hợp những nước
mà chế độ công hữu ruộng đất trước đây đã tan rã, hay ít ra chế độ canh tác
chung trước đây cũng đã nhường bước cho việc từng gia đình canh tác
những phần đất của họ. Sản xuất đã phát triển tới mức mà sức lao động của
con người bây giờ đã có thể sản xuất ra nhiều hơn số cần thiết để chỉ nuôi
sống mình; đã có những phương tiện để nuôi sống nhiều sức lao động hơn ;
đồng thời cũng đã có cả những phương tiện để sử dụng những sức lao động
đó ; sức lao động đã có một giá trị. Nhưng bản thân công xã và liên minh
mà công xã đó là thành viên lại không có sức lao động thừa. Trái lại, chiến
tranh lại cung cấp sức lao động đó, và chiến tranh cũng già cỗi như tình
trạng cùng tồn tại của nhiều nhóm công xã sống cạnh nhau. Trước đó người
ta không biết dùng tù binh để làm gì, vì vậy người ta chỉ giản đơn đem giết
họ đi, còn trước nữa thì người ta ăn thịt họ. Nhưng đến trình độ hiện nay đã
đạt được của mình "tình hình kinh tế" thì những tù bình đó đã có một giá trị
; do đó người ta để cho họ sống và sử dụng lao động của họ. Như vậy là
bạo lực, đáng lẽ phải thống trị tình hình kinh tế, thì ngược lại, buộc phải
phục vụ tình hình kinh tế. Chế độ nô lệ đã được phát hiện ra. Chế độ nô lệ
chẳng bao lâu đã trở thành hình thức sản xuất thống trị trong tất cả các dân
tộc đã phát triển quá trình độ cộng đồng cũ, nhưng cuối cùng nó là một
trong những nguyên nhân chính làm cho những dân tộc đó suy tàn. Chỉ có
chế độ nô lệ mới làm cho sự phân công lao động có thể thực hiện được trên
một quy mô rộng lớn hơn giữa nông nghiệp và công nghiệp, và do đó, mới
có thời kỳ hưng thịnh nhất của thế giới cổ đại, tức là nền văn minh Hy-lạp.
Không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia Hy-lạp, không có nghệ thuật
và khoa học Hy-lạp ; không có chế độ nô lệ thì không có chế Rô-ma. Mà
không có cái cơ sở của nền văn minh Hy-lạp và đế chế Rô-ma thì không có
châu âu hiện đại. Chúng ta không bao giờ được quên rằng tiền đề của toàn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.