CHỐNG DUHRING - Trang 214

đông đúc hơn tạo ra ở đây là những lợi ích chung, ở kia là những lợi ích đối
lập, giữa các cộng đồng, và sự tập hợp những cộng đồng thành một chỉnh
thể lớn hơn lại gây ra một sự phân công lao động mới, và việc thành lập
những cơ quan để bảo vệ những lợi ích chung và để chống lại những lợi ích
đối lập. Những cơ quan đó, lúc bấy giờ đã là với tư cách người đại biểu cho
những lợi ích chung của toàn nhóm, giữ một địa vị đặc biệt đối với mỗi
cộng đồng riêng biệt, và trong một số hoàn cảnh nhất định thậm chí còn đối
lập với cộng đồng ấy, những cơ quan đó chẳng bao lâu sau còn trở nên độc
lập nhiều hơn nữa, một phần do việc kế thừa những chức năng xã hội, một
việc hầu như có tính chất dĩ nhiên trong cái thế giới mà mọi việc đều xảy ra
một cách tự phát, một phần là do sự cần thiết ngày càng tăng lên của những
cơ quan như thế khi những sự xung đột với các nhóm khác ngày càng thăm
thêm. Làm thế nào mà cùng với thời gian - sự độc lập hoá đó của các chức
năng xã hội đối với xã hội lại có thể phát triển thành sự thống trị đối với xã
hội; làm thế nào mà hễ ở đâu gặp cơ hội thuận lợi, người đầy tớ ban đầu lại
biến dần thành người chủ; làm thế nào mà người chủ đó lại thể hiện ra, tuỳ
heo hoàn cảnh, thành ông vua chuyên chế hay viên quan tổng trấn ở
phương đông, người trưởng thị tộc ở Hy-lạp, viên trưởng bộ lạc người
Celte,v.v. ; trong chừng mực nào, khi có sự biến đổi ấy, người chủ đó cuối
cùng cũng dùng cả đến bạo lực; làm thế nào mà rốt cuộc, những cá nhân
thống trị riêng rẽ lại họp nhau lại thành một giai cấp thống trị; ở đây chúng
ta không cần phải đi sâu vào những điều đó. Ở đây, chúng ta chỉ cần xác
định rằng, ở khắp nơi, chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị;
và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào nó còn thực hiện chức
năng xã hội đó của nó. Dù cho những chính quyền chuyên chế đã xuất hiện
và suy vong ở Ba-tư và Ấn-độ có nhiều đến đâu chăng nữa, thì mỗi một
chính quyền đó cũng biết rất rõ rằng nó trước hết là người tổng phụ trách
việc tưới nước cho các thung lũng mà nếu không có thì ở đó không thể có
một nền nông nghiệp nào hết. Chỉ có những người Anh có kiến thức mới
không nhận thấy điều đó ở Ấn-độ; họ đã bỏ mặc những con kênh dẫn nước
và những cống nước, và giờ đây qua cái nạn đói cứ lặp đi lặp lại một cách
đều đặn, cuối cùng họ đã phát hiện ra rằng họ đã sao nhãng một hoạt động

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.