sản đã biến đổi và được làm dịu đi đôi chút của chế độ nô lệ, và không thể
lấy bản thân chế đố đó (nghĩa là không thể dùng những quy luật kinh tế của
xã hội hiện đại) để giải thích nó được, thì điều đó hoặc giả chỉ có nghĩa là
chế độ làm thuê, cũng như chế độ nô lệ, là những hình thức nô dịch và
thống trị giai cấp, điều mà mỗi đứa trẻ em đều biết, hoặc giả khẳng định
như tế là sai. Vì như thế thì chúng ta cũng sẽ có quyền nói rằng chế độ làm
thuê chỉ có thể giải thích được như là một hình thức đã được làm dịu đi của
việc ăn thịt người, tức là hình thức lúc ban đầu của việc dùng những kẻ thù
thua trận, hình thức mà hiện nay ở đâu cũng đã được xác nhận.
Qua tất cả những điều nói trên, chúng ta đã thấy rõ vai trò của bạo lực trong
lịch sử dối với sự phát triển kinh tế. Trước hết, bất cứ bạo lực chính trị nào
ban đầu cũng đều dựa trên một chức năng kinh tế, xã hội, và cũng đều tăng
lên theo mức độ mà do sự tan rã các cộng đồng nguyên thuỷ, các thành viên
trong xã hội biến thành những người sản xuất tư nhân, và do đó, lại càng xa
cách với những người làm các chức năng xã hội chung. Hai lần sau khi bạo
lực chính trị đã trở thành độc lập đối với xã hội, sau khi đã từ đầy tớ mà trở
thành người chủ rồi, thì nó có thể tác động theo hai chiều hướng. Hoặc nó
tác động theo ý nghĩa và chiều hướng của sự phát triển kinh tế có tính chất
quy luật. Như thế thì giữa bạo lực chính trị và sự phát triển kinh tế không
có một sự xung đột nào và sự phát triển kinh tế được đẩy nhanh hơn. Hoặc
nó chống lại sự phát triển kinh tế, và khi đó trừ một vài ngoại lệ ra, thường
thường nó chịu sức ép của sự phát triển kinh tế. Một vài ngoại lệ đó là
những trường hợp chinh phục cá biệt, trong đó những kẻ xâm lược kém văn
minh hơn đã tiêu diệt hết hoặc đuổi dân cư của một nước đi, tàn phá hay để
mất những lực lượng sản xuất mà chúng không biết dùng để làm gì cả.
Những người thiên chúa giáo đã hành động như vậy ở vùng người Maure
thuộc Tây-ban-nha, đối với phần lớn những công trình thuỷ nông, cơ sở của
nền nông nghiệp và nghề làm vườn đã phát triển cao độ của người Maure.
Bất cứ sự chinh phục nào của một dân tộc kém văn minh cũng làm rối loạn
sự phát triển kinh tế và tiêu diệt vô số lực lượng sản xuất. Nhưng trong đại
đa số trường hợp chinh phục lâu dài, kẻ chinh phục kém văn minh hơn lại
bị buộc phải thích ứng với "tình hình kinh tế" cao hơn diễn ra sau cuộc