loại bỏ đi, người ta có thể đi đến một điều vô nghĩa như thế đấy khi viết về
kinh tế mà không hiểu ngay cả mối liên hệ giữa sản xuất và phân phối.
Sau khi nói về của cải, người ta lại định nghĩa giá trị như sau:
"Giá trị là trị giá mà các vật kinh tế và những sự phục vụ kinh tế có được
trong việc giao dịch". Trị giá ấy phù hợp "với giá cả và với bất cứ một tên
gọi nào khác của vật ngang giá, ví dụ như tiền công chẳng hạn".
Nói một cách khác, giá trị là giá cả. Hay nói cho đúng hơn để khỏi bất công
đối với ông Đuy-ring và để cố trình bày lại điều vô nghĩa trong định nghĩa
của ông ta bằng những lời của chính ông ta thì : giá trị, là những giá cả. Vì
ở trang 19, ông ta nói:
"Giá trị và những giả cả biểu hiện giá trị đó bằng tiền",
Do đó, bản thân ông ta cũng nhận thấy rằng cũng một giá trị ấy lại có nhiều
giá cả rất khác nhau, và do đó cũng có bấy nhiêu giá trị khác nhau. Nếu
Hegel không chết từ lâu rồi thì Hegel sẽ tự treo cổ mà chết! Cái giá trị đó
có bao nhiêu giá cả thì có bấy nhiêu gái trị khác nhau cái giá trị đó, với toàn
bộ khoa thần học lo-gích của mình, Hegel cũng sẽ không thể nào nghĩ ra
được. Một lần nữa, lại cần phải có lòng tự tin như ông Đuy-ring mới có thể
mở ra một cơ sở mới, sâu sắc hơn, của khoa kinh tế bằng lời tuyên bố cho
rằng giữa giá cả và giá trị không có sự khác nhau nào ngoài việc một cái thì
được biểu hiện bằng tiền và một cái thì lại không được biểu hiện bằng tiền.
Nhưng như thế chúng ta cũng vẫn không biết giá trị là cái gì và càng không
biết là giá trị được quy định bởi cái gì. Vì vậy, ông Đuy-ring đưa ra nhiều
giải thích khác nữa.
"Dưới dạng hoàn toàn chung của nó quy luật cơ bản về sự so sánh và sự
đánh giá, làm cơ sở cho giá trị và những giá cả biểu hiện giá trị đó bằng
tiền, trước hết nằm trong lĩnh vực sản xuất thuần tuý, không kể đến sự phân
phối là cái chỉ mang đến một yếu tố thứ hai trong khái niệm giá trị. Những
chướng ngại ít nhiều to lớn mà sự khác nhau về những điều kiện tự nhiên
đưa ra chống lại những cố gắng của người ta nhằm sản xuất những đồ vật,
và do chúng mà sự khác nhau nói trên đã buộc người ta phải tiêu phí nhiều
hay ít lực lượng kinh tế, những chướng ngại đó cũng quyết định... một giá
trị lớn hay nhỏ", và giá trị này được đánh giá theo "chướng ngại mà tự