chiếm hữu giá trị thặng dư. Thế là chúng ta vẫn không nhúc nhích hơn lúc
đầu chút nào : giá trị thặng dư đó do đâu mà có ? Cần phải giải quyết vấn
đề đó, hơn nữa lại giải quyết bằng con đường thuần tuý kinh tế, loại bỏ mọi
thủ đoạn lừa gạt, mọi sự can thiệp của một bạo lực nào, bằng cách nêu vấn
đề như sau : làm thế nào có thể thường xuyên bán đắt hơn mua được, ngay
cả khi giả thiết rằng những giá trị bằng nhau sẽ luôn luôn được trao đổi lấy
những giá trị bằng nhau ?.
Việc giải đáp vấn đề đó là một công lao đánh giá thời đại của công trình
của Mác. Nó chiếu ánh sáng rực rỡ lên những lĩnh vực kinh tế mà trước kia
những nhà xã hội chủ nghĩa cũng mò mẫm trong bóng tối không kém gì
những nhà kinh tế học tư sản. Chủ nghĩa xã hội khoa học bắt đầu từ ngày
có giải đáp đó, và nó là điểm trung tâm của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Giải đáp như sau. Sự tăng thêm giá trị của tiền là cái phải biến thành tư
bản, không thể diễn ra trong bản thân số tiền ấy, hay nảy sinh từ việc mua,
vì ở đây số tiền đó chỉ thực hiện giá cả của hàng hoá; và giá cả này không
khác với giá trị của nó, vì chúng ta giả định rằng những giá trị ngang nhau
được trao đổi với nhau. Nhưng cũng chính vì lý do đó mà việc tăng thêm
giá trị không thể nảy sinh từ việc bán hàng hoá. Do đó, sự thay đổi phải xảy
ra với hàng hoá đã mua; nhưng không phải với giá trị của hàng hoá đó, bởi
vì hàng hoá đã được mua và bán đúng với giá trị của nó, mà với giá trị sử
dụng của nó, nghĩa là sự thay đổi giá trị phải nẩy sinh từ việc tiêu dùng
hàng hoá. "Nhưng muốn rút được giá trị từ việc tiêu dùng hàn hoá, thì
người chủ tiền của chúng ta phải có được điều may mắn là phát hiện được...
trên thị trường một thứ hàng hoá mà bản thân giá trị sử dụng của nó có cái
đặc tính độc đáo là làm một nguồn sinh ra giá trị, - một thứ hàng hoá mà
khi tiêu dùng nó thật sự thì vật hoá được lao động, và do đó, sẽ tạo ra được
giá trị. Và người chủ tiền đã tìm được thứ hàng hoá đặc biệt ấy trên thị
trường - đó là năng lực lao động hay sức lao động"[65]. Như chúng ta đã
thấy, nếu lao động với tư cách là lao động không thể có giá trị, thì đối với
sức lao động tình hình lại hoàn toàn không phải như thế. Sức lao động có
được giá trị một khi nó trở thành hàng hoá như điều đó đang thực sự diễn ra
hiện nay, và giá trị này được quyết định, "cũng như giá trị của bất kỳ một