biến đi".
Nếu chúng ta chú ý rằng chính Mác là người đầu tiên đã nêu bật cái "chức
năng xã hội", chỉ nhờ nó mà một số lượng giá trị nhất định biến thành tư
bản, thì cố nhiên là "đối với mọi người nào quan sát vấn đề một cách chăm
chú đều nhanh chóng thấy rằng sự nhận định của Mác đối với khái niệm tư
bản chỉ tạo ra một sự rối rắm", - nhưng không phải là ở trong khoa học chặt
chẽ về kinh tế quốc dân như ông Đuy-rinh nghĩ, mà - như trường hợp này
cho thấy một cách rõ ràng điều đó - chỉ hoàn toàn ở trong đầu óc của chính
ông Đuy-rinh thôi; trong cuốn " lịch sử phê phán ", ông ta đã quên mất rằng
mình đã từng lợi dụng cái khái niệm tư bản ấy nhiều đến như thế nào trong
tập " giáo trình " của ông ta.
Nhưng ông Đuy-rinh vẫn không hài lòng về việc ông ta đã mượn của Mác
định nghĩa về tư bản, dù là dưới một hình thức "đã được tẩy sạch". ông ta
còn phải đi theoMác cả trong cái " trò chơi với những sự biến đổi của các
khái niệm và các hiện tượng lịch sư ", mặc dầu là bản thân ông ta biết rất rõ
rằng làm như thế thì chẳng được cái gì hết ngoài những "quan niệm kỳ dị",
những " điều nông nổi ", " tính chất chênh vênh của các cơ sở ". Cái "chức
năng xã hội" đó của tư bản, làm cho tư bản có thể chiếm hữu được những
thành quả lao động của người khác và chỉ có nhờ nó tư bản mới phân biệt
được với một tư liệu sản xuất giản đơn, - cái chức năng do đâu mà ra?
ông Đuy-rinh nói " Nó không dựa trên " bản chất của những tư liệu sản
xuất và trên sự cần thiết về mặt kỹ thuật của những tư liệu sản xuất đó".
Do đó, nó đã nảy sinh trong lịch sử và ở trang 262 ông Đuy-rinh chỉ nhắc
lại điều mà chúng ta đã nghe đến mười lần rồi, khi ông ta giải thích sự phát
sinh của chức năng đó bằng cái câu chuyện hai anh chàng, trong đó, trong
buổi đầu của lịch sử, một anh đã dùng bạo lực đối với anh kia để biến tư
liệu sản xuất của mình thành tư bản. Nhưng không tự hài lòng với việc gán
một bước đầu lịch sử cho cái chức năng xã hội, mà chỉ nhờ nó một số
lượng giá trị mới biến được thành tư bản, ông Đuy-rinh còn tiên đoán cả
bước kết thúc lịch sử của chức năng đó nữa. Chức năng đó "chính là cái
phải biến mất". Một hiện tượng xuất hiện trong lịch sử và lại biến mất trong
lịch sử, trong ngôn ngữ thông thường, người ta có thói quen gọi là một