CHỐNG DUHRING - Trang 243

"giai đoạn lịch sử". Nhưng vậy tư bản là một giai đoạn lịch sử không những
chỉ đối với Mác mà cả đối với ông Đuy-rinh nữa, và chính vì thế mà chúng
ta buộc phải kết luận rằng ở đây chúng ta đang đứng giữa những người
giống tên. Nếu hai người làm cùng một việc, thì đó còn chưa phải là cùng
một việc đâu!. Nếu mác nói rằng tư bản là một giai đoạn lịch sử, thì đó là
một quan niệm kỳ dị, một sản phẩm lai căng của câu chuyện hoang đường
về lịch sử và về lo-gích, trong đó năng lực phân biệt, cũng như mọi sự sử
dụng khái niệm một cách trung thực đều bị tiêu vong. Nếu ông Đuy-rinh
cũng hình dung tư bản là một giai đoạn lịch sử như thế, thì đó là một bằng
chứng về tính chất sắc bén của sự phân tích kinh tế quốc dân và về cái tính
khoa học tột cùng và chặt chẽ nhất theo ý nghĩa của những khoa học chính
xác.
Vậy quan niệm về tư bản của ông Đuy-rinh khác quan niệm về tư bản của
Mác ở chỗ nào?
Mác nói : "Tư bản không hề phát minh ra lao động thặng dư. Ở khắp mọi
nơi, hễ chỗ nào một bộ phận xã hội nắm độc quyền những tư liệu sản xuất,
thì người công nhân, tự do hay không tự do, đều buộc phải thêm vào thời
gian trội ra dùng để sản xuất ra tư liệu sinh hoạt cho kẻ sở hữu các tư liệu
sản xuất". Vậy lao động thặng dư, lao động ngoài thời gian cần thiết để
người công nhân tự nuôi sống mình và việc những người khác chiếm hữu
sản phẩm của lao động thặng du ấy, tức là việc bóc lột lao động, đều có
trong tất cả mọi hình thái xã hội từ trước tới nay, chừng nào những hình
thái xã hội này vận động trong những mâu thuẫn giải cấp. Nhưng chỉ khi
nào sản phẩm của lao động thặng dư đó mang hình thức giá trị thặng dư,
chỉ khi nào mà kẻ sở hữu những tư liệu sản xuất tìm ra được người công
nhân tự do - nghĩa là được giải thoát khỏi những xiềng xích xã hội, và khỏi
sở hữu - với tư cách là đối tượng bóc lột, và bóc lột người công nhân đó
nhằm mục đích sản xuất ra hàng hoá, thì theo Mác, chỉ khi đó tư liệu sản
xuất mới mang tính chất đặc biệt là tư bản. Và điều đó chỉ diễn ra trên qui
mô lớn từ cuối thế kỷ XV và đầu thế kỷ XVI.
Trái lại, ông Đuy-rinh lại tuyên bố rằng bất kỳ một số lượng tư liệu sản
xuất nào "tạo nên những phần tham dự vào thành quả của sức lao động

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.