là một lần nữa chúng ta bắt buộc phải nói rằng chính cái cách lý giải khái
niệm tư bản theo kiểu ông Đuy-rinh đã làm cho sự phân tích kinh tế quốc
dân mất hết tính chất sắc bén, và làm cho năng lực phân biệt cũng như mọi
việc sử dụng khái niệm một cách trung thực đều bị tiêu vong, và những
quan điểm kỳ dị, sự lẫn lộn, những điều nông nổi, được coi là những chân
lý lô-gích sâu sắc, và tính chất chênh vênh của các luận cứ, chính là những
cái đang hưng thịnh ở ông Đuy-rinh.
Nhưng tất cả những điều đó đều không quan trọng ! ông Đuy-rinh vẫn có
cái vinh dự là đã phát hiện ra cái mục, chung quanh đó vận động toàn bộ
khoa kinh tế học trước đây, toàn bộ khoa chính trị học, và luật học, tóm lại
là toàn bộ lịch sử trước đây. Đây là phát hiện đó :
"Bạo lực và lao động là hai nhân tố chủ yếu tác động trong việc hình thành
các mối liên hệ xã hội"
Toàn bộ hiến pháp của thế giới kinh tế từ trước đến nay là nằm trong cây
duy nhất đó. Hiến pháp hết sức ngắn gọn, nó nói :
Điều 1 : Lao động thì sản xuất
Điều 2 : Bạo lực thì phân phối .
Và với điều đó, "nói theo tiếng nói của con người và của người Đức", toàn
bộ kiến thức kinh tế của ông Đuy-rinh cũng chấm dứt .