nhuận hết sức khác nhau, và những tỷ suất giá trị thặng dư khác nhau có thể
biểu hiện thành tỷ suất lợi nhuận giống nhau"[68]. ở trang 587, chúng ta
đọc thấy: "nhà tư bản, sản xuất ra giá trị thặng dư, nghĩa là trực tiếp bòn rút
lao động không công của công nhân, được gắn liền vào trong hàng hoá, nhà
tư bản đó tuy là người đầu tiên chiếm hữu giá trị thặng dư, nhưng anh ta lại
không phải là người sở hữu cuối cùng của giá trị t hặng dư đó. Trái lại, anh
ta phải chia giá trị thặng dư đó với những nhà tư bản làm những chức năng
khác trong toàn bộ sản xuất xã hội, chia với địa chủ ,v.v... Như vậy là giá trị
thặng dư được phân ra làm nhiều bộ phận khác nhau . Những phần đó của
nó thuộc về nhiều loại người khác nhau và mang nhiều hình thức khác
nhau, độc lập đối với nhau, như lợi nhuận, lợi tức, lợi nhuận thương nghiệp
địa tô,v.v. Những hình thức chuyển hoá đó của giá trị thặng dư, chúng tôi
chỉ có thể bàn đến trong quyển ba mà thôi". Và trong nhiều đoạn khác, Mác
cũng nói như vậy .
Không thể nào nói rành mạch hơn thế được. Cứ mỗi khi có dịp, Mác lại lưu
ý rằng tuyệt đối không nên lẫn lộn cái giá trị thặng dư của ông với lợi
nhuận hay tiền lời của tư bản, rằng lợi nhuận hay tiền lời đó thật ra chỉ là
một hình thức phụ thuộc và thường thường chỉ là một phần của giá trị thặng
dư thôi. Tuy vậy, nếu ông Đuy-rinh vẫn khẳng định rằng cái giá trị thặng dư
của Mác "Trong ngôn ngữ thông thường" là "tiền lời của tư bản", và nếu
quả thật là toàn bộ cuốn sách của Mác chỉ xoay quanh giá trị thặng dư thôi,
thì chỉ có thể có một trong hai điều sau đây : Hoặc là ông Đuy-rinh không
hiểu gì cả và như thế thì phải mặt dày mày dạn lắm mới dám đả kích một
cuốn sách mà mình không biết nội dung căn bản. Hoặc giá là ông ta hiểu
vấn đề, và như thế là ông ta đã cố ý xuyên tạc.
Tiếp nữa :
" Sự căm ghét độc địa mà ông Mác để lộ ra khi dùng cái lối mô tả việc bóc
lột đó, cũng rất dễ hiểu. Nhưng cũng có thể phẫn nộ kịch liệt hơn nữa và
thừa nhận đầy đủ hơn nữa tính chất bóc lột của hình thức kinh tế dựa trên
chế độ làm thuê, mà không cần phải thừa nhận cái quan điểm lý luận biểu
hiện ra trong học thuyết của Mác về giá trị thặng dư ".
Quan điểm lý luận của Mác, tuy có ý đồ tốt, nhưng lại lầm, đã làm cho Mác