chuyển hoá thành những hình thức phụ thuộc của nó - thành lợi nhuận, lợi
tức, lợi nhuận thương nghiệp, địa tô, v.v. ? Và thật vậy, Mác hứa sẽ giải
quyết vấn đề đó trong quyển ba. Nhưng nếu ông Đuy-rinh không đủ nhẫn
nại chờ đến lúc xuất bản tập hai bộ " Tư bản", thì trong khi chờ đợi, ông ta
có thể xem xét kỹ vấn đề đó một chút trong tập một. Khi đó, ngoài những
đoạn đã trích dẫn ra, ông ta có thể đọc thấy, ví dụ ở trang 323, rằng theo
Mác, những quy luật nội tại của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa thể hiện ra
trong sự vận động bề ngoài của các tư bản thành những quy luật cường chế
của cạnh tranh,và dưới hình thức đó, chúng đạt tới ý thức của nhà tư bản cá
biệt với tư cách là những động cơ của hắn rằng như vậy là một sự phân tích
khoa học đối với cạnh tranh chỉ có thể thực hiện được một khi người ta
nhận thức được bản chất bên trong của tư bản, cũng hoàn toàn giống như
một người chỉ hiểu được sự vận động bên ngoài của các thiên thể khi nào
biết được sự vận động bên ngoài của các thiên thể khi nào biết được sự vận
động thực sự, tuy là giác quan không thể thấy được của chúng; sau đó Mác
lấy một ví dụ để chỉ ra rằng một quy luật nhất định quy luật giá trị, trong
một trường hợp nhất định, thể hiện ra trong cạnh tranh như thế nào và bộc
lộ sức thúc đẩy của nó ra sao[69]. Ngay từ điều này, ông Đuy-rinh cũng đã
có thể rút ra kết luận nói rằng cạnh tranh giữ một vai trò chủ yếu trong việc
phân phối giá trị thặng dư, và nếu suy nghĩ một chút thì có thể thấy rằng
những điều chỉ dẫn đó trong tập I thật ra cũng đủ làm sáng tỏ, ít ra là trên
những nét lớn, sự chuyển hoá của giá trị thặng dư thành những hình thức
phụ của nó.
Nhưng đối với ông Đuy-rinh thì cạnh tranh lại chính là chướng ngại tuyệt
đối làm cho ông ta không thể hiểu đuợc. ông ta không thể hiểu được làm
thế nào mà những nhà kinh doanh cạnh tranh với nhau lại có thể thực hiện
lâu dài toàn bộ sản phẩm của lao động, và đo đó, thực hiện được cả sản
phẩm thặng dư cao hơn chi phí sản xuất tự nhiên đến như thế. Ở đây, một
lần nữa, ông ta lại phát biểu với sự "chặt chẽ, thường ngày, nhưng sự chặt
chẽ này thực ra chỉ là một sự cẩu thả. Ở Mác, sản phẩm thặng dư với tư
cách là sản phẩm thặng dư thì hoàn toàn không có chi phí sản xuất, đó là
cái phần sản phẩm không tốn kém gì cho nhà tư bản cả. Vậy nếu những nhà