CHỐNG DUHRING - Trang 253

cạnh tranh với nhau làm thế nào có thể thực hiện được lâu dài sản phẩm
của lao dộng cao hơn chi phí sản xuất tự nhiên, nói một cách khác, ông
Đuy-rinh không thể giải thích được sự phát sinh của lợi nhuận. ông ta
không còn cách gì khác hơn là chỉ phán rằng: tiền lời của tư bản là sản
phẩm của bạo lực, điều này cố nhiên hoàn toàn phù hợp với điều 2 của bản
hiến pháp xã hội của Đuy-rinh : Bạo lực thì phân phối. Dĩ nhiên nói như thế
thì rất hay, nhưng bây giờ lại "nẩy ra vấn đề" là : Bạo lực phân phối cái gì ?
Vì rằng phải có một cái gì để mà phân phối chứ, nếu không thì ngay cả một
bạo lực mạnh mẽ nhất, dù có mong muốn đến đâu chăn nữa, cũng chẳng
phân phối được cái gì. Tiền lời mà những nhà kinh doanh cạnh tranh với
nhau bỏ túi là một cái gì rõ ràng và đúng đắn. Bạo lực thể chiếm lấy nó,
nhưng không thể sản xuất ra nó được. Và nếu như ông Đuy-rinh cứ khăng
khăng từ chối không giải thích cho chúng ta biết bạo lực chiếm được lợi
nhuận doanh nghiệp bằng cách nào, thì đối với câu hỏi : Bạo lực lấy lợi
nhuận đó từ đâu ra, ông ta chỉ trả lời cho chúng ta bằng một sự im lặng của
nhà mồ. Ở nơi nào chẳng có gì cả, thì vua, cũng như mọi bạo lực khác, đều
mất hết quyền của mình. Từ chỗ không có gì, thì sẽ không nẩy ra cái gì cả,
cụ thể là không nẩy sinh ra lợi nhuận. Nếu quyền sở hữu về tư bản không
có một ý nghĩa thực tiễn và không thể thực hiện được chừng nào mà nó
không đồng thời bao hàm bạo lực gián tiếp đối với nhân liệu, thì một lần
nữa lại lại nẩy sinh câu hỏi : Một là, làm thế nào mà của cải cấu thành tư
bản lại có được bạo lực đó, một vấn đề hoàn toàn không thể giải quyết
được bằng một vài lời khẳng định có tính chất lịch sử đã trích dẫn trên kia;
hai là, bằng cách nào mà bạo lực đó biến thành việc làm tăng giá trị của tư
bản, thành lợi nhuận, và ba là, bạo lực lấy lợi nhuận đó ở đâu.
Dù chúng ta có đề cập đến khoa kinh tế của ông Đuy-rinh từ phái nào
chăng nữa thì chúng ta cũng không tiến thêm một bước nào đó không thích,
đối với lợi nhuận, địa tô tiền công chết đói, việc nô dịch công nhân, khoa
kinh tế đó chỉ có một tiếng duy nhất để giải thích : bạo lực, và luôn luôn là
bạo lực, và sự "phẫn nỗ mạnh mẽ hơn" của ông Đuy-rinh cũng lại biến
thành sự phẫn nộ đối với bạo lực. Chúng ta đã thấy rằng : một là, việc viện
đến đến bạo lực như thế là một sự lẩn tránh thảm hại, là một cách gạt vấn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.