CHỐNG DUHRING - Trang 256

"Tư bản" theo cách riêng của ông ta.
ông Đuy-rinh thừa nhận rằng lao động thặng dư, dưới bất kỳ hình thức nào,
dù đó là hình thức chế độ nô lệ, chế độ nông nô hay chế độ lao động làm
thuê, đều là nguồn gốc của các thu nhập của tất cả các giai cấp thống trị từ
trước đến nay: điều này lấy trong đoạn văn đã trích dẫn nhiều lần, của bộ
"Tư bản", trang 277: tư bản không phát minh ra lao động thặng dư v.v... Và
cái "sản phẩm ròng" hình thành "thu nhập của người chủ", thì thử hỏi đó là
cái gì khác ngoài cái số dư của sản phẩm của lao động so với tiền công, tiền
công này, ngay cả ở ông Đuy-rinh nữa, mặc dù nó được ngụy trang một
cách hoàn toàn vô ích thành tiền mướn, nói chung cũng phỉ bảo đảm việc
nuôi sống và khả năng sinh con để cái của người công nhân ? Làm thế nào
lại có thể diễn ra "Sự chiếm hữu phần chủ yếu nhất trong sản phẩm của sức
lao động", nếu không phải bằng cách là tư bản, như Mác đã nói, đã bòn rút
của công nhân nhiều lao động hơn là số lao động cần thiết để tái sản xuất ra
những tư liệu sinh hoạt mà người công nhân đã tiêu dùng, nghĩ là bằng
cách nhà tư bản bắt công nhân phải lao động lâu hơn số thời gian cần thiết
để bù lại giá trị của tiền công trả cho người công nhân ? Vậy, sự kéo dài
ngày lao động quá số thời gian cần thiết để tái sản xuất ra các tư liệu sinh
hoạt của người công nhân, tức là lao động thặng dư của Mác chính cái đó,
chứ không phải cái gì khác, đang nấp sau "Việc sử dụng sức lao động" của
ông Đuy-rinh. Và cái "sản phẩm ròng của người chủ" của ông ta liệu có thể
được trình bày dưới một hình thức nào khác ngoài cái hình thức sản phẩm
thặng dư và giá trị thặng dư của Mác, hay không ? Và tô sở hữu của ông
Đuy-rinh khác với giá trị thặng dư của Mác ở chỗ nào, nếu không phải là ở
các quan niệm không đúng của ông ta về tô sở hữu ? Vả lại, ông Đuy-rinh
đã mượn cái tên "Tô sở hữu" ở Rodertus là người trước kia đã gọi cả địa tô
và tô của tư bản hay tiền lời của tư bản bằng một thuật ngữ chung là tô,
thành thử ông Đuy-rinh chỉ có việc thêm vào đó chữ "sở hữu" thôi. Và để
cho không còn ai nghi ngờ gì về việc cóp nhặt, ông Đuy-rinh tóm tắt những
quy luật do Mác trình bày ở chương 15 của bộ "Tư bản" ( ở trang 539 và
những trang tiếp theo ) về những sự thay đổi trong đại lượng của giá cả sức
lao động và của giá trị thặng dư[70], và ông ta tóm tắt theo cách thức riêng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.