trị trao đổi đã trở thành lỗi thời.
"Trong những tác phẩm của Plato viết về Nhà nước, người ta... cũng muốn
tìm ra một chương cận đại về sự phân công lao động trong nền kinh tế quốc
dân."
Trang đầu tiên bản thảo của Các Mác "nhận xét cuốn "Lịch sử phê phán của
khoa kinh tế chính trị của Đuy-rinh" "Tư bản", chương XII, 5 trang 369,
bản in lần thứ ba, trong đó - thật ra là ngược lại - quan niệm của thời cổ đại
cổ điển về sự phân công lao động được trình bày như là "sự đối lập trực
tiếp" với quan niệm cận đại[76]. Sự trình bày của Plato, thiên tài đối với
thời ông, về sự phân công lao động với tư cách là cơ sở tự nhiên của thành
thị (đối với người Hy lạp, thành thị với quốc gia là một) chỉ đáng để ông
Đuy-rinh trề môi khinh bỉ, chứ không có gì hơn nữa - và như thế là vì sự
trình bày đó không nhắc đến - nhưng thưa ông Đuy-rinh, đã có một người
Hy lạp tên là Xenophon nhắc đến rồi ! - cái
"giới hạn mà quy mô của thị trường hồi ấy đặt ra đối với sự phân chia hơn
nữa các loại nghề nghiệp và đối với sự phân chia về mặt kỹ thuật của các
công viêc chuyên môn, - chỉ có cái khái niệm về giới hạn ấy mới là sự nhận
thức nhờ đó mà tư tưởng - nếu không nhận thức như thế thì không thể gọi
đó là tư tưởng khoa học được - trở thành một sự thật kinh tế quan trọng."
"Giáo sư" Roscher, người bị ông Đuy-rinh rất khinh miệt, quả thật đã từng
vạch ra cái "giới hạn" đó, nhờ đó mà tư tưởng phân công lao động lần đầu
tiên trở thành một tư tưởng "khoa học", và chính vì thế mà ông ta gọi một
cách rõ ràng Adam Smith là người đã phát hiện ra quy luật phân công lao
động. Trong một xã hội mà sản xuất hàng hoá là phương thức sản xuất
thống trị, thì "thị trường" - để nói theo cách của ông Đuy-rinh, dù chỉ là
một lần thôi, là một "giới hạn" rất quen thuộc đối với "giới kinh doanh".
Nhưng phải có cái gì hơn cả "cái kiến thức và tư bản năng thủ cựu" thì mới
thấy được rằng không phải thị trường tạo ra sự phân công lao động tư bản
chủ nghĩa, mà ngược lại, chính sự phân giải của những mối liên hệ xã hội
trước kia và sự phân công lao động do sự phân giải đó đẻ ra, đã tạo nên thị
trường. (Xem "Tư bản", I, chương XXIV, 5: Sựt ạo ra thị trường trong nước
cho tư bản công nghiệp).[77]