"Vai trò của tiền trong tất cả mọi thời kỳ, là kích thích tố chủ yếu và đầu
tiên đối với những tư tưởng kinh tế (!) - Nhưng một Aristoteles đã biết gì
về vai trò đó" Rõ ràng là chẳng biết gì hơn ngoài cái nằm trong quan niệm
nói rằng sự trao đổi thông qua tiền đã tiếp theo sau sự trao đổi tự nhiên lúc
ban đầu."
Nhưng nếu "một" Aristoteles tự cho phép mình phát hiện ra hai hình thức
lưu thông khác nhau của tiền, một hình thức trong đó tiền chỉ hoạt động với
tư cách là phương tiện lưu thông, và một hình thức khác trong đó nó hoạt
động với tư cách là tư bản tiền tệ,
thì theo ông Đuy-rinh, như thế là Aristoteles chỉ biểu hiện "một sự ác cảm
có tính chất đạo đức mà thôi".
Còn nếu như "một" Aristoteles thậm chí còn dám muốn phân tích "vai trò"
của tiền với tư cách là thước đo giá trị và trên thực tế đã đặt một cách đúng
đắn vấn đề có ý nghĩa rất quyết định đó đối với lý luận về tiền[78], thì
"một" Đuy-rinh lại thích lặng im không nói một lời nào về hành động táo
bạo không thể dung thứ đó - lẽ dĩ nhiên là vì những lý do bí mật rất xác
đáng.
Kết quả cuối cùng là : trong tấm gương phản ánh của ông Đuy-rinh "để lưu
ý " thời cổ Hy lạp quả thật chỉ có "những tư tưởng hoàn toàn tầm thường"
(tr.25), nếu quả một "sự ngây ngô" như thế (tr.19) nói chung còn có một cái
gì giống với những tư tưởng, tầm thường hay không tầm thường.
Chương ông Đuy-rinh viết về chủ nghĩa trọng thương, thì có lẽ tốt hơn là
người ta nên đọc ngay "nguyên bản", nghĩa là đọc trong cuốn "Hệ thống
quốc gia" của F.List, chương 29: "Hệ thống công nghiệp, bị trường phái đó
gọi sai là hệ thống trọng thương". Cả ở đây nữa, ông Đuy-rinh cũng biết
tránh một cách chu đáo như thế nào mọi "vẻ bề ngoài uyên bác", đoạn sau
đây sẽ chỉ cho ta thấy rõ điều đó:
Trong chương 28, "Những nhà kinh tế học Ý ", List nói:
"Nước Ý đã đi trước tất cả các dân tộc cận đại, trong thực tiễn cũng như
trong lý luận kinh tế chính trị"
và tiếp đó ông ta còn nhắc đến, với tư cách là :
"Tác phẩm đầu tiên ở Ý, đặc biệt viết về kinh tế chính trị, tác phẩm của