đúc từ một khối. Những dấu vết cuối cùng của quan điểm trọng thương chủ
nghĩa mà người ta gặp thấy trong các tác phẩm của ông, thì ở đây đã hoàn
toàn biến mất. Về nội dung và về hình thức, đó là một kiệt tác nhỏ, và
chính vì vậy mà ông Đuy-rinh không một lần nào nhắc đến ngay cả tên nó.
Đó là điều hoàn toàn đương nhiên, vì đứng trước một nhà nghiên cứu kinh
tế hết sức thiên tài và hết sức độc đáo, thì sự kém cỏi khoa trương kiểu thầy
giáo chỉ có thể làu bàu nói lên sự bất bình của nó mà thôi, nó chỉ có thể bực
mình vì thấy những tia sáng lý luận không diễu qua với hàng ngũ chỉnh tề
như những "định lý" có sẵn, mà trái lại, lại vọt ra tản mát từ việc đi sâu vào
vật liệu thực tiễn "thô thiển", ví dụ như hệ thống thuế khoá chẳng hạn.
ông Đuy-rinh đối xử với môn "số học chính trị", vulgo là môn thống kê, do
Petty sáng lập, cũng giống như ông ta đối xử với những trước tác thuần tuý
kinh tế của Petty. Một cái nhún vai giận dữ đối với tính chất kỳ dị của
những phương pháp được Petty áp dụng! Trước những phương pháp buồn
cười mà một trăm năm sau chính ngay Lavoisier còn áp dụng trong lĩnh
vực đó, trước cái khoảng cách to lớn mà môn thống kê hiện nay còn phải
vượt để đạt tới cái mục đích mà Petty đã vạch ra cho nó trên những nét lớn,
thì cái thói tự đắc tự mãn tỏ ra hơn người dó, hai thế kỷ post festum lại thể
hiện ra là một sự ngu ngốc trong tất cả sự xâu xa của nó.
Những tư tưởng lớn nhất của Petty, hầu như không thấy nhắc đến trong
"công trình" của ông Đuy-rinh - theo ông ta chỉ là những ý nghĩa không có
mạch lạc, những tư tưởng và những lời tuyên bố ngẫu nhiên, mà chỉ trong
thời đại chúng ta, nhờ những câu trích dẫn tách ra khỏi văn cảnh, người ta
mới gán được cho chúng một ý nghĩa hoàn toàn không phải vốn có của bản
thân chúng, do đó chúng cũng không có tác dụng nào trong lịch sử thực tế
của khoa kinh tế chính trị, mà chỉ có tác dụng trong những cuốn sách hiện
nay ở dưới tầm phê phán sâu xa đến tận gốc rễ của ông Đuy-rinh và dưới
tầm "viết lịch sử với lối văn cao nhã" của ông ta. Khi viết cái "công trình"
của ông ta, hình như ông ta nhằm một số độc giả chỉ biết nhắm mắt tin theo
mà hoàn toàn không dám đòi người ta phải đưa bằng chứng sau khi đã
khẳng định. Chúng tôi sẽ trở lại ngay vấn đề này (khi nói về Licke và
North), nhưng trước hết, chúng tôi phải nhân tiện nói về Boisguillebert và