hữu cơ sống trên những thiên thể ấy trong những điều kiện thuận lợi, và
những vòng tuần hoàn, trong chừng mực chúng nói chung có thể diễn ra,
cũng có những quy mô vô cùng lớn hơn. Trong hai trường hợp ấy, chủ
nghĩa duy vật hiện đại về bản chất là biện chứng, và nó không cần đến bất
cứ một triết học nào đứng trên các khoa học khác. Một khi người ta dặt ra
trước mắt mỗi khoa học cái yêu cầu là phải làm sáng tỏ vị trí của nó trong
mối liên hệ chung giữa các sự vật và những kiến thức về những sự vật ấy
thì bất kỳ một khoa học đặc biệt nào về mối liên hệ chung ấy cũng đều trở
nên thừa. Và khi đó trong toàn bộ môn triết học trước kia, chỉ còn lại có
học thuyết về tư duy và những quy luật của tư duy - tức là lô-gích hình thức
và phép biện chứng - là còn tồn tại được một cách độc lập. Tất cả các khoa
học khác đều quy thành khoa học thực chứng về tự nhiên và về lịch sử.
Nhưng trong khi bước ngoặt đó trong quan niệm về tự nhiên chỉ có thể diễn
ra theo mức độ mà các công trình nghiên cứu cung cấp vật liệu thực chứng
tương ứng cho nhận thức, thì những sự kiện lịch sử dẫn tới một bước ngoặt
quyết định trong quan niệm về lịch sử, lại diễn ra sớm hơn rất nhiều. Năm
1831, cuộc khởi nghĩa đầu tiên của công nhân đã nổ ra ở Lyon; từ năm
1838 đến năm 1842, phong trào toàn quốc đầu tiên của công nhân, phong
trào Hiến chương ở nước Anh, đã đạt tới điểm cao nhất của nó. Cuộc đấu
tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản đã dần dần nổi lên
hàng đầu trong lịch sử các nước phát triển nhất ở châu âu, một mặt, theo
mức độ phát triển của đại công nghiệp và mặt khác, theo mức độ phát triển
của quyền thống trị chính trị mà giai cấp tư sản mới giành được ở những
nước đó. Những học thuyết của khoa kinh tế học tư sản về sự đồng nhất lợi
ích của tư bản và lao động, về sự hoà hợp phổ biến và phúc lợi phổ biến
của nhân dân, do tự do cạnh tranh đem lại, đã bị các sự kiện thực tế vạch
trần ngày càng rõ ràng là những lời giả dối. Đã đến lúc không thể không
biết đến chủ nghĩa xã hội Pháp và Anh, biểu hiện lý luận - mặc dầu là hết
sức hoàn bị - của những sự thật ấy. Nhưng quan niệm duy tâm cũ về lịch
sử, một quan niệm chưa bị đẩy lùi, lại không biết đến một cuộc đấu tranh
giai cấp nào dựa trên lợi ích vật chất, và nói chung không biết đến những
lợi ích vật chất nào cả; sản xuất cũng như tất cả mọi quan hệ kinh tế đều chỉ