Mỹ thì "công nghiệp đã tăng lên trong tất cả các nước ở Châu âu, trừ nước
của những người có các mỏ đó", và "ngoài những nguyên nhân khác ra
"tình hình đó" cũng được quyết định bởi sự tăng lên của vàng và bạc".
ông ta giải thích hiện tượng đó bằng cái tình hình là,
"Mặc dầu giá cả cao của hàng hoá là kết quả tất yếu của việc vàng và bạc
tăng lên, tuy vậy giá cả vẫn không tăng ngay sau sự tăng lên đó, mà cần
phải có một thời gian nào đó, cho đến khi tiền lưu thông trong khắp nước
và biểu hiện tác động của chúng trong tất cả mọi tầng lớp dân chúng".
Trong thời kỳ trung gian đó, tiền có một tác động tốt đến công nghiệp và
thương nghiệp.
Ở cuối đoạn trình bày đó, Hume cũng cho chúng ta biết tại sao điều đó lại
diễn ra như thế, mặc dầu ông cho biết một cách phiến diện hơn nhiều vị
tiền bối và nhiều người cùng thời với ông:
"Thật là dễ dàng theo dõi sự vận động của tiền qua toàn thể xã hội, và lúc
đó chúng ta sẽ thấy rằng trước hết nó phải kích thích tính cần cù của mỗi
người trước khi làm tăng giá cả của lao động".
Nói một cách khác: ở đây Hume mô tả tác động của một cuộc cách mạng
trong giá trị của kim loại quý, cụ thể là một tác động của một sự mất giá,
hay - điều này cũng vậy - ông mô tả tác động của một cuộc cách mạng
trong chức năng thước đo giá trị của các kim loại quý. Từ đó, ông kết luận
một cách đúng đắn rằng sự mất giá đó - trong tình hình sự san bằng giá cả
hàng hoá chỉ diễn ra một cách dần dần - chỉ mãi cuối cùng "mới làm tăng
giá cả của lao động" ở vulgo là tiền công; rằng do đó, nó làm tăng lợi
nhuận của các thương nhân và các nhà công nghiệp trên lưng công nhân
(tuy nhiên ông coi điều này là hoàn toàn tự nhiên), và bằng cách đó nó
"kích thích tính cần cù". Nhưng cái vấn đề thấy từ khoa học: liệu việc nhập
khẩu kim loại quý tăng lên trong điều kiện giá trị của chúng vẫn không thay
đổi, có ảnh hưởng đến giá cả của hàng hoá không và ảnh hưởng như thế
nào ? - vấn đề, Hume cũng không đặt ra và ông lẫn lộn mọi "sự tăng thêm
kim loại quý" với sự mất giá của chúng. Do đó, Hume đã làm hoàn toàn
đúng như Mác đã trình bày ("Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị ",
tr. 141[81]). Chúng ta sẽ còn trở lại nói qua về điểm đó, nhưng trước hết