ông đã đạt tới một địa vị trong đó ông ta không cần phải viết để chiều lòng
một ai cả".
Khi ông Đuy-rinh nói tiếp rằng:
"ông đã không hề nhượng bộ một chút nào đối với ảnh hưởng của các đảng
phái, của vương công hay của các trường đại học".
thì quả thật là người ta không biết rõ là đã có bao giờ Hume giao du buôn
bán về mặt văn chương với một "Wagener" nào đó hay không[82], nhưng
người ta biết rằng Hume đã là người ủng hộ không biết mệt mỏi bọn quả
đầu thuộc Đảng dân quyền, đề cao "giáo hội và nhà nước", và ông ta đã
nhận được, với tư cách là phần thưởng cho những công lao đó, lúc đầu là
chức bí thư tòa đại sứ ở Paris, rồi sau đó là một chức vụ vô cùng quan trọng
hơn và có bổng lộc vô cùng hậu hơn - chức thứ trưởng.
ông già Schlosser nói:
"Về mặt chính trị, Hume trước sau bao giờ cũng là người có xu hướng bảo
thủ và hết sức quân chủ. Vì vậy mà những kẻ ủng hộ giáo hội đang thống
trị đã không buộc tội là tà đạo như đã buộc tội Gibbon"
Anh chàng bình dân "thô thiển" Cobbett nói:
"Cái lão Hume ích kỷ ấy, nhà sử học giả ấy" chửi bới những thày tu người
Anh là béo ị, không lấy vợ và không có gia đình, sống nhờ của bố thí,
"nhưng chính hắn lại chưa bao giờ có gia đình, có vợ con, và bản thân hắn
là một gã có thân hình rất đẫy đà, được vỗ béo bằng rất nhiều tiền của Nhà
nước mà chưa hề có một công lao thực sự đối với Nhà nước cả".
ông Đuy-rinh nói: "Trong việc xử sự thực tiễn ngoài đời, thì trên những nét
căn bản" Hume "vượt rất xa một người như Kant"
Nhưng tại sao trong cuốn "Lịch sử phê phán" người ta lại đánh giá quá mức
Hume như vậy? Chỉ vì "nhà tư tưởng nghiêm túc và tế nhị" đó đã được hân
hạnh đại biểu cho một ông Đuy-rinh ở thế kỷ XVIII. Giống như Hume
được dùng để chứng minh rằng:
"việc sáng lập ra cả một ngành khoa học (khoa kinh tế) "là một hành động
của nền triết học sáng suốt hơn"
cái vai trò tiên phong của Hume cũng vậy, nó là một đảm bảo tốt nhất rằng
toàn bộ ngành khoa học đó sắp tới đây sẽ đạt tới sự hoàn thiện của mình ở