một con người dị thường, biến thứ triết học chỉ "sáng suốt hơn" thành một
thứ triết học hiện thực hoàn toàn xán lạn, và ở con người đó, cũng giống hệt
như ở Hume,
"việc nghiên cứu triết học hiểu theo nghĩa hẹp hơn kết hợp với những sự nỗ
lực khoa học trong lĩnh vực "kinh tế quốc dân... - một hiện tượng từ trước
tới nay chưa từng có trên miếng đất Đức".
Do đó, chúng ta thấy Hume - vẫn là người đáng được kính trọng với tư
cách là nhà kinh tế học - được thổi phồng lên thành một ngôi sao kinh tế
bậc nhất, mà chỉ có cái tính ghen tị cho đến nay vẫn im hơi lặng tiếng một
cách ngoan cố không nói gì đến những thành tích "có ý nghĩa lãnh đạo đối
với thời đại" của ông Đuy-rinh - chỉ có cái tính ghen tỵ ấy mới có thể, cho
đến nay, làm ngơ không biết đến tầm quan trọng của ngôi sao bậc nhất ấy.
Như mọi người đều biết, trong "biểu kinh tế" của Quesnay, trường phái
trọng nông đã để lại cho chúng ta một điều bí ẩn mà cho đến nay những nhà
phê phán và những nhà nghiên cứu lịch sử khoa kinh tế đã hoài công gặm
mẻ răng mà vẫn không sao giải quyết được. Biểu kinh tế đó, lẽ ra phải làm
sáng tỏ quan niệm của phái trọng nông về sản xuất và lưu thông toàn bộ
của cải của một nước, nhưng vẫn là khá khó hiểu đối với những thế hệ các
nhà kinh tế học sau Quesnay. ông Đuy-rinh cũng sẽ soi sáng dứt khoát cho
chúng ta ngay cả trong lĩnh vực này nữa.
"Sự phản ánh kinh tế ấy của những quan hệ sản xuất và phân phối phải có ý
nghĩa ở bản thân Quesnay, - ông ta nói, - điều đó chỉ có thể xác định được
nếu như "trước đó, người ta nghiên cứu một cách chính xác những khái
niệm chủ đạo đặc trưng của ông ta". Vả lại càng phải làm như thê, vì cho
đến nay, những khái niệm ấy chỉ được trình bày một "cách mơ hồ và không
rõ ràng" và ngay cả ở Adam Smith người ta cũng không "thể nhận thấy
những nét chủ yếu của chúng".
ông Đuy-rinh cũng sẽ chấm dứt hẳn lối "trình bày hời hợt có tính chất
truyền thống ấy. Thế là ông dạy độc giả của ông trong suốt năm trang liền,
trong đó đủ mọi câu nói hoa mỹ, những sự lặp lại thường xuyên và một sự
lộn xộn có dụng ý, có nhiệm vụ che giấu cái sự thật tai hại là ông Đuy-rinh
cũng hầu như không biết gì nhiều hơn về những "khái niệm chủ đạo" của