trình bày, là ở những avances focières, nghĩa là những chi phí dùng để
chuẩn bị đất đai và cung cấp cho các trang trại tất cả những công cụ cần
thiết, điều này cho phép người tá điền có thể dành toàn bộ số tư bản của
mình hoàn toàn cho việc trồng trọt thực sự mà thôi.
Lưu thông thứ hai (đầy đủ). Với tỷ thứ hai còn lại trong tay họ, địa chủ mua
những hàng công nghiệp ở giai cấp không sản xuất, còn giai cấp này, với
món tiền đã thu được bằng cách đó, lại mua những tư liệu sinh hoạt ở các tá
điền với một tổng số cũng ngang như thế, một phần lớn những hàng hóa
này gồm những nông cụ và những tư liệu sản xuất lại trả lại cũng món tiền
đó cho các tá điền khi mua một tỷ nguyên liệu để thay thế số tư bản lưu
động của mình. Như thế là hai tỷ bằng tiền mà các tá điền đã dùng để trả tô
lại trở về tay họ và thế là xong một quá trình vận động. Và như thế là đã
giải quyết xong cái điều bí ẩn lớn là:
"Thế thì trong tuần hoàn của kinh tế, sản phẩm ròng bị chiếm hữu với tư
cách là địa tô sẽ ra sao".
Trên đây, ngay từ đầu quá trình, chúng ta đã thấy có một số dư là 3 tỷ trong
tay giai cấp sản xuất. Chỉ có hai tỷ trong số đó là đã được trả cho địa chủ
với tư cách là sản phẩm ròng, dưới hình thức địa tô. Tỷ thứ ba của số dư đó
là lợi tức trả cho tổng tư bản của các tá điền, tức là mười phần trăm cho
mười tỷ. Số lợi tức ấy, họ không thu được - xin nhớ kỹ - từ lưu thông số lợi
tức đó nằm trong tay họ in natura; và họ chỉ thực hiện được chúng thông
qua lưu thông, nghĩa là nhờ lưu thông mà chúng thành những hàng công
nghiệp có một giá trị tương đương.
Không có số lợi tức đó thì người tá điền, nhân vật chủ yếu trong nông
nghiệp, sẽ không ứng trước số tư bản đầu tư cho nông nghiệp. Ngay theo
quan điểm đó, việc người tá điền chiếm hữu cái phần thu thập thặng dư
nông nghiệp đại biểu cho lợi tức theo phái trọng nông cũng đã là một điều
kiện cần thiết của tái sản xuất giống như bản thân giai cấp tá điền, và vì vậy
yếu tố này không thể tính vào trong phạm trù "sản phẩm ròng" hay "thu
nhập ròng" của quốc dân được, bởi vì đặc điểm của thu nhập ròng chính là
ở chỗ người ta có thể tiêu dùng nó mà không cần để ý đến những nhu cầu
trực tiếp của tái sản xuất trong nước. Nhưng, theo Quesnay thì phần lớn cái