Đấy là lẽ tại sao mà những người hiện nay và trong tương lai gần đây nhất,
muốn nghiên cứu lịch sử môn kinh tế chính trị, vẫn sẽ hành động một cách
chắc chắn hơn nhiều, nếu họ tìm hiểu những "sản phẩm vô vị" những "điều
tầm thường", "những thứ xúp bố thí loãng tệch", những "sách giáo khoa có
tính chất cóp nhặt được lưu hành rộng rãi nhất" hơn là tin vào "cái cách viết
sử theo lối văn tao nhã của ông Đuy-rinh".
Cuối cùng vậy thì kết quả của sự phân tích của chúng ta đối với "hệ thống"
kinh tế, chính trị do chính ông Đuy-rinh "tạo ra" là như thế nào? Kết quả
duy nhất là : với tất cả những từ rất kêu và những lời hứa hẹn còn lớn hơn
nữa, chúng ta cũng bị đánh lừa như trong phần "triết học". Học thuyết giá
trị, cái "hòn đá đó thử vàng dùng để thử sự vững chắc của các học thuyết
kinh tế" quy lại là với danh từ giá trị ông Đuy-rinh hiểu đó là năm thứ hoàn
toàn khác nhau, mâu thuẫn rõ rệt với nhau và do đó trong trường hợp tốt
nhất, bản thân ông ta cũng chẳng biết ông muốn cái gì nữa. Những "quy
luật tự nhiên của mọi nền kinh tế" được thông báo một cách rất long trọng
như vậy lại hoá ra là những điều tầm thường loại tồi nhất mà ai cũng biết,
và lắm lúc thậm chí còn bị nêu một cách không đúng nữa. Lời giải thích
duy nhất đối với những sự kiện kinh tế mà hệ thống do chính ông ta tạo ra
phải đưa ra cho chúng ta là : những sự kiện kinh tế đó là kết quả của "bạo
lực" - một câu nói mà từ hàng nghìn năm nay bọn phi-li-xtanh ở tất cả các
nước vẫn dùng để tự an ủi trong tất cả những rủi ro đã xảy ra đối với họ và
với câu nói đó chúng ta cũng chẳng biết được gì hơn trước cả. Đáng lẽ phải
nghiên cứu nguồn gốc là hậu quả của bạo lực đó thì ông Đuy-rinh lại đòi
chúng ta nên yên tâm một cách hết sức biết ơn chỉ với cái từ "bạo lực", coi
đó là nguyên nhân cuối cùng và sự giải thích dứt khoát đối với tất cả các
hiện tượng kinh tế bị buộc phải giải thích thêm về việc bóc lột kiểu tư bản
chủ nghĩa, hoạt tiên ông ta trình bày sự bóc lột đó nói chung như là dựa trên
việc đánh thuế và phụ gia vào giá cả, về điểm này ông ta chép hoàn toàn
thuyết "đánh thuế" (prelèvement) của Proudhon, để rồi sau đó ông ta giải
thích thuyết ấy nói riêng bằng lý luận của Mác về lao động thặng dư, về sản
phẩm thặng dư và giá trị thặng dư. Thế là ông đã hoàn thành cái công việc
điều hoà được một cách may mắn hai loại quan điểm hoàn toàn trái ngược