vạn ứng chữa mọi tai hoạ xã hội, mà chỉ được coi là bước đầu tiên để đi tới
một cuộc cải cách xã hội triệt để hơn nhiều.
Đó là những người mà ông Dihring oai nghiêm tột bực đã đứng trên đỉnh
cái "chân lý tuyệt đỉnh cuối cùng" của ông ta nhìn xuống với cái vẻ khinh
miệt mà chúng tôi đã đưa ra một vài dẫn chứng trong phần vào đề. Và sự
khinh miệt ấy, theo một ý nghĩa nào đó, cũng không phải là không có lý do
xác đáng của nó: cụ thể là nó dựa một cách căn bản vào sự không hiểu biết
thật sự kinh khủng về các tác phẩm của ba nhà không tưởng. Ví dụ, ông ta
đã nói về Saint-Simon rằng
"Về thực chất thì tư tưởng cơ bản của ông là đúng, và nếu không kể một vài
chỗ phiến diện thì ngay cả hiện nay nó cũng vẫn còn có thể là một sức thúc
đẩy chủ đạo đối với sự sáng tạo thực sự"[98]
Nhưng mặc dầu ông Đuy-rinh hình như cũng có trong tay một vài tác phẩm
của Saint-Simon thật, nhưng suốt trong 27 trang in mà ông ta dành để nói
đến tác giả ấy, chúng ta vẫn hoài công không tìm thấy cái "tư tưởng cơ bản"
của Saint-Simon ở đâu cả, cũng giống như trên kia chúng ta đã hoài công
tìm xem cái biểu kinh tế của Quesnay "phải có nghĩa gì ở bản thân
Quesnay" và cuối cùng chúng ta lại đành phải tự thoả mãn với câu nói rỗng
tuếch bảo rằng
"trí tưởng tượng và sự xúc cảm thương người... cùng với sự căng thẳng quá
độ của trí tưởng tượng thường có của ông, đã chi phối toàn bộ tư tưởng của
ông" !
Về Fourier, ông Đuy-rinh chỉ biết và chỉ chú ý đến những ảo tưởng về
tương lai đã được mô tả một cách chi tiết như trong tiểu thuyết, và để xác
nhận rằng ông Đuy-rinh vô cùng cao hơn Fourier, thì dĩ nhiên điều đó
"quan trọng hơn nhiều" so với việc nghiên cứu xem Fourier "nhân tiện mưu
toan phê phán các trạng thái thực tế" như thế nào. Nhân tiện ! Cụ thể là hầu
hết các trang trong tác phẩm của Fourier đều toé lên những tia lửa châm
biếm và phê phán đối với những sự nghèo nàn của cái nền văn minh mà
người ta đã ca tụng rất nhiều. Điều đó cũng giống như một người nào đó
nói rằng ông Đuy-rinh cũng chỉ "nhân tiện" mà tuyên bố ông Đuy-rinh là
nhà tư tưởng vĩ đại nhất của mọi thời đại. Còn về mười hai trang dành cho