CHỐNG DUHRING - Trang 31

Frederick Engels

Chống Duhring

Lời mở đầu

II. ông Đuy-rinh hứa những gì

Những tác phẩm của ông Đuy-rinh liên quan trực tiếp nhất đến vấn đề bàn
ở đây là những cuốn "Giáo trình về triết học" "Giáo trình về kinh tế chính
trị và kinh tế xã hội" và "Lịch sử phê phán của khoa kinh tế chính trị xã
hội" và "Lịch sử phê phán của khoa kinh tế chính trị và của chủ nghĩa xã
hội" của ông ta. Trước hết, chúng ta quan tâm chủ yếu đến tác phẩm thứ
nhất.
Ngay từ trang đầu, ông Đuy-rinh đã tự giới thiệu mình là:
"người đòi quyền đại biểu cho lực lượng ấy" (triết học) "trong thời của
mình và trong thời kỳ phát triển sắp tới có thể thấy được triết học"{.D. Ph.
1}
Như vậy, ông ta tự xưng là nhà triết học chân chính duy nhất của hiện tại và
của một tương lai "có thể thấy được". Kẻ nào xa rời ông, kẻ ấy xa rời chân
lý. Trước ông Đuy-rinh, đã có nhiều người nghĩ như vậy về bản thân họ,
nhưng ngoài Richard Wagner ra, ông ta đúng là người đầu tiên nói như vậy
về mình một cách không ngượng ngùng. Hơn nữa, chân lý mà ông nói đến
lại là
"một chân lý dứt khoát ở cấp cao nhất"{2}
Triết học của ông Đuy-rinh là
"một hệ thống tự nhiên hay triết học của hiện thực... Trong hệ thống ấy,
hiện thực được suy nghĩ theo một phương thức loại trừ mọi mưu toan hình
dung thế giới một cách mơ mộng và hạn chế chủ quan".{13}
Như vậy, triết học này có cái đặc tính là làm cho ông Đuy-rinh vượt ra
ngoài những giới hạn của tính hạn chế cá nhân, chủ quan của ông ta mà bản
thân ông ta cũng không thể phủ nhận. Cố nhiên điều ấy là cần thiết để ông
ta có thể dựng lên được những chân lý cuối cùng cao nhất, mặc dầu là cho
đến nay, chúng ta chưa rõ là phép lạ ấy phải được thực hiện như thế nào.
"Hệ thống tự nhiên" ấy "của tri thức, tự nó rất có giá trị đối với tinh thần",

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.