công lao động tự phát, không có kế hoạch, đang thống trị trong toàn xã hội,
phương thức sản xuất ấy đã xác lập sự phân công lao động tự phát, không
có kế hoạch, đang thống trị trong toàn xã hội, phương thức sản xuất ấy đã
xác lập sự phân công lao động có kế hoạch, được tổ chức trong mỗi công
xưởng riêng biệt; bên cạnh nền sản xuất cá thể đã xuất hiện nền sản xuất xã
hội. Sản phẩm của hai nền sản xuất ấy đều được bán trên cùng một thị
trường, do đó được bán với giá ít ra cũng xấp xỉ bằng nhau. Nhưng tổ chức
có kế hoạch thì mạnh hơn sự phân công lao động tự phát; các công xưởng
sử dụng lao động xã hội sản xuất ra những sản phẩm rẻ hơn sản phẩm của
những người sản xuất nhỏ riêng lẻ. Sản xuất cá thể bị thất bại trong hết lĩnh
vực này đến lĩnh vực khác, sản xuất xã hội đã cách mạng hoá toàn bộ
phương thức sản xuất cũ. Nhưng tính chất cách mạng ấy của sản xuất xã
hội ít được hiểu đến nỗi, trái lại, nó đã được áp dụng để nâng cao và thúc
đẩy nền sản xuất hàng hoá. Sản xuất xã hội đã xuất hiện gắn liền trực tiếp
với một số những đòn bẩy nhất định, đã có từ trước, của sản xuất hàng hoá
và trao đổi hàng hoá: tư bản thương nhân, thủ công nghiệp và lao động làm
thuê. Vì bản thân nó xuất hiện như là một hình thức mới của sản xuất hàng
hoá cũng vẫn hoàn toàn có hiệu lực đối với nó.
Trong nền sản xuất hàng hoá đã phát triển trong thời trung cổ, vấn đề sản
phẩm của lao động phải thuộc về ai, thậm chí cũng không đặt ra. Thông
thường thì người sản xuất cá thể làm ra sản phẩm từ những nguyên liệu của
họ, thường là do họ sản xuất ra, bằng những tư liệu lao động của họ và
bằng lao động thủ công của họ hay của gia đình họ. Người đó hoàn toàn
không cần trước hết phải chiếm hữu sản phẩm đó: tự nó sản phẩm đó cũng
thuộc về người ấy rồi. Do đó, quyền sở hữu sản phẩm là dựa trên lao động
của bản thân. Ngay ở những nơi người ta nhờ đến sự giúp đỡ của người
khác thì sự giúp đỡ ấy thường thường cũng vẫn chỉ là thứ yếu và ngoài tiền
công ra còn thường được đền bù bằng những cái khác: thợ học việc hay thợ
bạn trong phường hội lao động để kiếm sống và nhận tiền công thì ít hơn là
để học nghề nhằm đạt tới danh hiệu thợ cả. Nhưng tiếp đó là việc tập trung
tư liệu sản xuất vào những xưởng thợ lớn và công trường thủ công lớn, việc
biến chúng thành những tư liệu sản xuất trên thực tế là có tính chất xã hội.