Giai cấp vô sản chiếm lấy chính quyền Nhà nước và biến tư liệu sản xuất
trước hết thành sở hữu Nhà nước. Nhưng chính vì thế mà giai cấp vô sản
cũng tự thủ tiêu với tư cách là giai cấp vô sản chính vì thế mà nó cũng xóa
bỏ mọi sự phân biệt giai cấp và mọi đối kháng giai cấp, và cũng xóa bỏ
Nhà nước với tư cách là Nhà nước. Cái xã hội từ trước tới nay vận động
trong những sự đối lập giai cấp đã cần đến Nhà nước nghĩa là một tổ chức
của giai cấp bóc lột để duy trì những điều kiện bên ngoài của sản xuất của
nó, do đó chủ yếu là để duy trì bằng bạo lực giai cấp bị bóc lột trong những
điều kiện áp bức (chế độ nô lệ, chế độ nông nô, chế độ lao động làm thuê)
do phương thức sản xuất hiện có lúc đó đem lại. Nhà nước là đại biểu chính
thức của toàn thể xã hội, là sự tổng hợp của xã hội thành một nghiệp hội
Nhà nước của bản thân giai cấp đại biểu cho toàn thể xã hội trong thời đại
của mình: trong thời cổ, đó là Nhà nước của chủ nô; trong thời trung cổ, đó
là Nhà nước của quý tộc phong kiến; trong thời đại chúng ta, đó là Nhà
nước của giai cấp tư sản. Khi Nhà nước, cuối cùng thật sự đã trở thành
thừa. Một khi không còn giai cấp xã hội nào cần phải duy trì trong vòng áp
bức nữa, một khi mà cùng với sự thống trị giai cấp và sự đấu tranh để sinh
tồn xây dựng trên tình trạng vô chính phủ từ trước tới nay trong sản xuất,
những xung đột và những sự quá làm nảy sinh từ tình hình đó cũng đều bị
loại trừ, thì lúc đó sẽ không còn có gì để đàn áp nữa, lúc đó một lực lượng
đặc biệt để đàn áp, tức là Nhà nước, cũng sẽ không còn cần thiết nữa. Hành
động đầu tiên, qua đó Nhà nước thật sự thể hiện ra là đại biểu toàn thể xã
hội - chiếm lấy các tư liệu sản xuất nhân danh xã hội - cũng đồng thời là
hành động độc lập cuối cùng của nó với tư cách là Nhà nước. Sự can thiệp
của chính quyền Nhà nước vào các quan hệ xã hội hóa sẽ hóa ra thừa trong
hết lĩnh vực này đến lĩnh vực khác và sự đình chỉ. Việc cai quản người sẽ
nhường chỗ cho việc quản lý vật và chỉ đạo quá trình sản xuất. Nhà nước
không "bị xóa bỏ", nó tự tiêu vong. Cần phải đứng trên cơ sở ấy để đánh
giá câu "Nhà nước nhân dân tự do" tức là đánh giá theo lý do cơ động tạm
thời chính đáng của nó, cũng như theo tính chất không có căn cứ khoa học
cuối cùng của nó; cũng phải đứng trên cơ sở ấy để đánh giá yêu sách của
những kẻ gọi là những người vô chính phủ chủ nghĩa đòi ngày một ngày