Frederick Engels
Chống Duhring
Phần thứ ba
Xã hội chủ nghĩa
III. Sản xuất
Sau tất cả những điều đã nói trên đây, bạn đọc sẽ không lấy làm ngạc nhiên
khi được biết rằng sự trình bày về những nét cơ bản của chủ nghĩa xã hội
trong chương trên hoàn toàn không làm vừa lòng ông Đuy-rinh. Trái lại,
ông buộc phải vứt nó xuống vực thẳm cùng với tất cả những cái bị ruồng
bỏ, nhà là "những sản phẩm lai căng của trí tưởng tượng lịch sử và trí tưởng
tượng lô-gic" các "quan niệm man rợ", các "khái niệm mơ hồ và lộn xộn"
v.v... khác. Đối với ông ta, chủ nghĩa xã hội tuyệt nhiên không phải là một
kết quả tất yếu của sự phát triển lịch sử, và lại càng không phải là kết quả
của những điều kiện kinh tế vật chất thô thiển của thời nay, chỉ nhằm đạt tới
mục đích nhét đầy bụng. Ở ông ta, vấn đề được đặt ra một cách tốt hơn
nhiều. Chủ nghĩa xã hội của ông ta là một chân lý tuyệt đỉnh cuối cùng rồi:
Nó là "hệ thống tự nhiên của xã hội" nó bắt nguồn từ một "nguyên tắc công
bằng phổ biến".
và nếu ông ta không thể nào không chú ý đến cái trạng thái từ trước tới nay
do lịch sử tội lỗi đã tạo ra để cải thiện trạng thái ấy, thì nói cho đúng ra, cần
phải coi đó là một điều không may cho cái nguyên tắc công bằng thuần túy.
ông Đuy-rinh tạo ra chủ nghĩa xã hội của mình cũng như tất cả mọi cái
khác, nhờ hai anh chàng nổi tiếng của mình. Đáng lẽ đóng vai người chủ và
người đầy tớ như trước tới nay thì lần này hai con rối đó diễn các vở về
quyền bình đẳng - và ấy thế là cơ sở của chủ nghĩa xã hội của ông Đuy-rinh
đã sẵn sàng.
Vì thế, dĩ nhiên là ở ông Đuy-rinh, những cuộc khủng hoảng công nghiệp
có tính chất định kỳ tuyệt nhiên không có cái ý nghĩa lịch sử như chúng ta
đã phải gán cho chúng.
Ở ông ta, các cuộc khủng hoảng chỉ là những trường hợp ngẫu nhiên đi
trệch ra ngoài "trạng thái bình thường", và bất quá cũng chỉ là một lý do để