CHỐNG DUHRING - Trang 333

"phát triển một chế độ có trật tự hơn" mà thôi. Cái "cách thức quen thuộc"
để giải thích các cuộc khủng hoảng bằng sản xuất thừa thì tuyệt nhiên chưa
đủ đối với cái "quan niệm đúng đắn hơn" của ông ta. Tuy nhiên, cách giải
thích đó "cũng có thể chấp nhận được đối với những cuộc khủng hoảng đặc
biệt trong những lĩnh vực cá biệt". Ví dụ như trường hợp "thị trường sách
báo đầy ứ vì những bản in những tác phẩm có thể bán hàng loạt, mà bỗng
nhiên người ta tuyên bố mọi người có thể tự do in lại".[101]
Dĩ nhiên ông Đuy-rinh có thể lên giường nằm nghỉ với một ý thức thanh
thản rằng những tác phẩm bất hủ của mình sẽ không bao giờ gây ra một tai
họa cho toàn thế giới như thế được.
Nhưng đối với các cuộc khủng hoảng lớn, thì không hải là do sản xuất thừa,
mà đúng ra là do "sự lạc hậu của tiêu dùng của nhân dân... tình trạng tiêu
dùng không đủ bị gây ra một cách giả tạo... việc gây trở ngại cho nhu cầu
của nhân dân (A!) trong sự phát triển tự nhiên của nó, những điều này rốt
cuộc đã tạo nên một cái hố nghiêm trọng như vậy giữa các dự trù hàng hóa
và việc tiêu thụ chúng".
Và ông ta thậm chí còn có cái may mắn tìm được một đồ đệ cho cái lý luận
về các cuộc khủng hoảng đó của ông ta.
Nhưng tiếc thay, tình trạng tiêu dùng không đủ của quần chúng, việc hạn
chế sự tiêu dùng của quần chúng ở mức tối thiểu cần thiết để duy trì đời
sống và việc sinh con đẻ cái, là một hiện tượng tuyệt nhiên không phải là
mới mẻ. Hiện tượng đó đã tồn lại từ khi có những giai cấp bóc lột và những
giai cấp bị bóc lột. Ngay trong những thời kỳ lịch sử mà hoàn cảnh của
quần chúng được đặc biệt thuận lợi, ví dụ như ở Anh hồi thế kỷ XV, quần
chúng vẫn tiêu dùng không đủ. Họ còn xa mới cho phối được toàn bộ sản
phẩm hàng năm của họ cho sự tiêu dùng của họ. Như vậy, nếu tình trạng
tiêu dùng không đủ là một hiện tượng lịch sử thường xuyên từ mấy nghìn
năm nay, còn như tình trạng đình trệ phổ biến trong tiêu thụ xảy ra các cuộc
khủng hoảng do sản xuất thừa, thì chỉ mới trở thành rõ rệt từ năm mươi
năm nay thôi - nếu như vậy thì cần phải có tất cả sự nông cạn của thứ kinh
tế học tầm thường của ông Đuy-rinh mới không lấy cái hiện tượng mới là
sản xuất thừa để giải thích sự xung đột ấy. Điều đó cũng giống như là trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.