CHỐNG DUHRING - Trang 335

chuyên sản xuất lanh sợi số 32 đã từ 2 triệu rưởi cái tăng lên tới 5 triệu cái,
thành thử chỉ riêng trong một thành phố trung bình của nước Anh cũng đã
có một số lượng cọc sợi chuyên sản xuất loại sợi cùng số bằng tất cả ngành
công nghiệp bông sợi của toàn nước Đức cộng lại, kể cả tỉnh Alsace; nếu
trong tất cả các ngành và các địa phương khác của công nghiệp bông sợi ở
Anh và ở Scotland, người ta cũng thấy có một sự mở rộng gần gần như thế,
thì phải có một sự càn rỡ khá lớn "đến tận gốc" mới dám giải thích tình
trạng hoàn toàn đình đốn hiện nay trong việc tiêu thụ sợi bông và vải bông
bằng sự tiêu dùng không đủ của quần chúng Anh, chứ không phải bằng sự
sản xuất thừa của bọn chủ xưởng bông sợi ở Anh.
Thế là đủ. Chẳng cần phải tranh luận với những người không hiểu biết về
kinh tế chính trị đến nỗi coi thường thị trường sách báo Leipzig nói chung
là một thị trường theo ý nghĩa của nền công nghiệp hiện đại. Vì thế chúng
ta chỉ cần vạch ra rằng, trong những lập luận sau đó, ông Đuy-rinh đã
chẳng biết nói gì hơn về các cuộc khủng hoảng ngoài điều nói rằng khủng
hoảng chẳng qua chỉ là
"một sự biến đổi thông thường từ trạng thái quá căng thẳng sang trạng thái
uể oải", rằng nạn đầu cơ quá quắt "không phải chỉ là do sự chất đống lại
một cách không có kế hoạch của các xí nghiệp tư nhân", mà "cũng cần phải
coi sự xốc nổi của những chủ xí nghiệp cá biệt và sự thiếu thận trọng của tư
nhân là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh lượng cung quá thừa".
Nhưng đến lượt nó, "nguyên nhân làm nảy sinh" sự xốc nổi và sự thiếu thận
trọng của tư nhân là cái gì? thì cũng lại là chính sự thiếu kế hoạch đó của
nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, biểu hiện ra trong chất đống lại một cách
không có kế hoạch của các xí nghiệp tư nhân. Coi việc chuyển một sự kiện
kinh tế thành một điều đáng chê trách về mặt đạo đức là phát hiện ra một
nguyên nhân mới - thì đó cũng chính là một điều cực kỳ "nông nổi".
Chúng ta hãy chấm dứt vấn đề khủng hoảng ở đây. Sau khi đã chứng minh
ở chương trên sự nảy sinh có tính chất tất yếu của các cuộc khủng hoảng từ
phương thức sản xuất như tư bản chủ nghĩa và ý nghĩa của chúng xem như
là những cuộc khủng hoảng của chính ngay phương thức sản xuất ấy, là
những thủ đoạn cưỡng chế của cuộc cách mạng xã hội, thì chúng ta không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.