toán học, có người đã muốn giải thích sự thay đổi của tỷ số giữa hai đại
lượng - một bất biến và một khả biến- không phải bằng việc đại lượng khả
biến đã thay đổi, mà bằng việc đại lượng bất biến đứng nguyên không thay
đổi. Tình trạng tiêu dùng không đủ của quần chúng là một điều kiện tất yếu
của tất cả mọi hình thái xã hội dựa trên sự bóc lột, do đó cũng là một điều
kiện tất yếu của xã hội tư bản chủ nghĩa; nhưng chỉ có hình thức tư bản chủ
nghĩa của sản xuất mới đưa đến những cuộc khủng hoảng. Do đó tình trạng
tiêu dùng không đủ của quần chúng cũng là một điều kiện tiên quyết của
các cuộc khủng hoảng ấy, nhưng nó cũng không nói cho chúng ta biết
những nguyên nhân của những cuộc khủng hoảng đang tồn tại hiện nay,
cũng như những nguyên nhân vì sao trước kia lại không có những cuộc
khủng hoảng ấy.
Nói chung, ông Đuy-rinh có những ý kiến kỳ khôi về thị trường thế giới.
Chúng ta đã thấy ông ta, với tư cách là một tác gia Đức thực thụ, đã mưu
toan lấy những cuộc khủng hoảng tưởng tượng trên thị trường sách báo ở
Leipzig để làm sáng tỏ những cuộc khủng hoảng công nghiệp đặc biệt xẩy
ra trong thực tế, lấy trận bão táp trong một cốc nước để giải thích trận bão
táp ở ngoài biển như thế nào. Tiếp nữa, ông ta cho rằng nền sản xuất của
các nhà kinh doanh hiện nay "chủ yếu phải xoay quanh việc tiêu thụ của
mình, trong phạm vi bản thân các giai cấp có của" điều đó đã không ngăn
cản ông ta, chỉ sau có mười sáu trang, thừa nhận như mọi người đều biết
rằng công nghiệp sắt và công nghiệp bông sợi là những ngành công nghiệp
hiện đại có tính chất quyết định, tức là đúng hai ngành sản xuất mà sản
phẩm chỉ được tiêu thụ một phần cực kỳ nhỏ trong phạm vi các giai cấp có
của, và trước hết là để cung cấp cho sự tiêu dùng của quần chúng. Bất cứ
lấy một lập luận nào của ông Đuy-rinh, chúng ta cũng chỉ thấy thuần túy là
lời ba hoa rỗng tuyếch và mâu thuẫn đủ về mọi thứ chuyện. Nhưng chúng
ta hãy lấy một thí dụ trong ngành công nghiệp bông sợi. Nếu chỉ riêng
trong cái thành phố Oldham tương đối nhỏ thôi, - một thành phố trong một
tá thành phố có từ 5 đến 10 vạn dân ở xung quangh Manchester, làm công
nghiệp bông sợi, - nếu chỉ riêng trong thành phố đó người ta cũng đã thấy
từ năm 1872 đến năm 1875, tức là trong khoảng 4 năm, con số cọc sợi