CHỐNG DUHRING - Trang 340

"Sự ham muốn vươn lên những loại hoạt động đòi hỏi phải có nhiều năng
lực hơn và phải có một sự đào luyện trước, sự ham muốn đó chỉ hoàn toàn
dựa trên cái thiên hướng của người ta đối với công việc đó và trên sự vui
thích của người ta được làm chính ngay sự vật này chứ không phải làm một
sự vật khác" (làm một sự vật).
Như thế, trong xã hội chủ nghĩa, thi đua sẽ được thúc đẩy, và
"bản thân sản xuất cũng sẽ có hứng thú, còn cái lối kinh doanh ngu ngốc
chỉ coi sản xuất là một phương tiện để kiếm lời, thì sẽ không còn in dấu ấn
sâu sắc của nó lên mọi quan hệ xã hội nữa".
Trong mọi xã hội có nền sản xuất phát triển một cách tự phát, - và xã hội
hiện giờ chính là như thế - thì không phải là những người sản xuất chi phối
các tư liệu sản xuất, mà tư liệu sản xuất chi phối người sản xuất. Trong một
xã hội như thế, thì mọi đòn bẩy mới của sản xuất tất nhiên cũng đều biến
thành một phương tiện mới để cho tư liệu sản xuất nô dịch người sản xuất.
Điều đó đúng trước hết là đối với cái đòn bẩy mạnh mẽ nhất của sản xuất
trước khi đại công nghiệp xuất hiện: tức là đối với sự phân công lao động.
Ngay sự phân công lao động lớn thứ nhất, tức là sự tách rời giữa thành thị
với nông thôn, đã đẩy dân cư nông thôn hàng mấy nghìn năm vào vòng ngu
tối, còn những người ở thành thị thì mỗi người đều bị nô dịch bởi cái nghề
thủ công cá thể của mình. Nó đã thủ tiêu cái cơ sở phát triển thế lực của dân
cư ở nông thôn, và cơ sở phát triển thế lực của dân cư ở thành thị. Nếu
người nông dân chiếm hữu ruộng đất và người thành thị nắm nghề thủ công
của mình, thì ruộng đất cũng chi phối người nông dân và nghề thủ công
cũng chi phối người thợ thủ công. Do lao động bị phân chia, nên con người
cũng bị phân chia. Tất cả mọi năng khiếu thể lực và trí lực khác nhau đều
bị hy sinh cho việc hình thành một hoạt động duy nhất. Sự phân công lao
động càng phát triển thì con người càng mòn mỏi đi, sự phân công lao động
này đạt tới mức phát triển cao nhất của nó trong công trường thủ công.
Công trường thủ công chia nghề thủ công ra thành những động tác riêng
biệt có tính chất bộ phận, và giao mỗi một động tác đó cho một công nhân
riêng biệt, coi đó là nghề nghiệp suốt đời của họ, do đó mà trói buộc người
công nhân đó suốt đời vào một chức năng bộ phận nhất định và vào một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.