rằng dân cư phải phân ra thành những nhóm từ 1600 đến 3000 người ở
khắp nước; mỗi nhóm đều sống trong một lâu đài đồ sộ ở trung tâm lãnh
thổ của mình, và tiến hành công việc nội trợ chung. Mặc dầu ở đôi chỗ,
Fourier cũng có nói đến thành thị, nhưng bản thân thành thị cũng chỉ gồm
có độ bốn năm cái lâu đài như thế nằm ở cạnh nhau. Cả hai ông đều cho
rằng mỗi thành viên trong xã hội đều tham gia cả nông nghiệp lẫn công
nghiệp; theo Fourier thì trong công nghiệp, ngành thủ công và công trường
thủ công đóng vai trò chủ yếu, trái lại, Owen thì cho rằng vai trò đó đã do
đại công nghiệp hoá đóng rồi, và ông cũng đòi hỏi phải áp dụng hơi nước
và kỹ thuật máy móc vào công việc nội trợ. Nhưng cả trong nông nghiệp
cũng như trong công nghiệp, cả hai ông đều đòi hỏi một sự luân phiên công
việc càng nhiều càng tốt cho mỗi một người riêng rẽ, và tương ứng với điều
đó, đào tạo cho thanh niên có một khả năng hoạt động kỹ thuật càng toàn
diện càng tốt. Cả hai ông đều cho rằng con người phải được phát triển một
cách toàn diện thông qua hoạt động thực tiễn toàn diện, và lao động phải có
được trở lại cái niềm say mê mà sự phân công lao động đã làm mất đi,
trước hết là bằng sự luân phiên công việc nói trên đó và tương ứng với điều
đó là độ dài không lớn lắm của mỗi "phiên" (để dùng danh từ của Fourier)
dành cho mỗi công việc riêng rẽ đó [93]. Cả hai ông đều vượt rất xa các
phương thức tư duy của giai cấp bóc lột đã để lại cho ông Đuy-rinh, cho
rằng sự đối lập giữa thành thị và nông thôn là không thể tránh khỏi do
chính ngay bản chất của sự vật, cái phương thức tư duy hạn chế cho rằng
một số "người" nào đó, trong mọi trường hợp, đều bị bắt buộc phải sản xuất
chỉ một thứ sản phẩm thôi, và muốn duy trì mãi mãi các "biến chứng kinh
tế" của những người phân biệt theo lối sống - tức là những con người chỉ
thích làm một việc này chứ không thích làm bất cứ một việc nào khác, do
đó, đã sa đoạ đến một trình độ thấp kém đến nỗi lấy làm vui thích về tình
trạng bị nô dịch của mình và tính chất phiến diện của mình. So với những
tư tưởng cơ bản ngay cả trong phần ảo tưởng ngông cuồng nhất của anh
chàng Fourier "ngu ngốc", so với ngay cả những tư tưởng nghèo nàn nhất
của anh chàng Owen "thô lỗ, nhạt nhẽo và nghèo nàn" thì cái ông Đuy-rinh,
bản thân vẫn còn hoàn toàn là một nô lệ của sự phân công lao động, chỉ là