công cụ nhất định. "Công trường thủ công làm cho người lao động què quặt
đi, trở thành quái dị, bằng cách thúc đẩy một cách giả tạo sự khéo léo cái
tính chất bộ phận của họ và bằng cách đè bẹp cái thế giới những năng khiếu
và bản năng sản xuất của người lao động... Bản thân cá nhân cũng bị phân
chia ra và biến thành một chiếc máy tự động của một công việc bộ phận
nhất định" (Mác)[102], - một chiếc máy, trong nhiều trường hợp chỉ đạt đến
chỗ hoàn hảo bằng cách đúng là làm què quặt thể lực và trí lực của người
công nhân. Máy móc của nền đại công nghiệp đã hạ thấp người công nhân
từ chỗ là một chiếc máy xuống thành một phụ tùng giản đơn của một chiếc
máy. "Từ một nghề chuyên môn suốt đời điều khiển một công cụ bộ phận,
nó trở thành một nghề chuyên môn suốt đời phục vụ một chiếc máy bộ
phận. Người ta đã lạm dụng máy móc để biến người công nhân ngay từ lúc
họ còn thơ ấu thành một bộ phận của cái máy bộ phận" (Mác)[103]. Và
không chỉ công nhân, mà cả những giai cấp trực tiếp hay gián tiếp bóc lột
công nhân cũng bị bị nô dịch - thông qua sự phân công lao động - bởi
những công cụ hoạt động của mình ; nhà tư sản có tâm hồn trống rỗng trở
thành nô lệ của tư bản của chính họ và của lòng ham mê lợi nhuận của
chính họ; nhà luật học trở thành nô lệ của những quan niệm pháp luật cứng
đờ của họ, chi phối họ như một quyền lực độc lập ; những "giai cấp bóc lột
có học thức" thì nói chung bị nô dịch bởi tính chất hạn chế cục bộ và tính
chất phiến diện về nhiều mặt, bởi tính cận thị của chính họ về thể chất và
tinh thần, bởi tình trạng què quặt của họ vì một nền giáo dục khuôn theo
một nghề chuyên môn nhất định và vì bị trói buộc suốt đời vào bản thân
ngành chuyên môn đó - ngay cả khi ngành chuyên môn này là thuần tuý
chẳng làm gì cả.
Những nhà không tưởng đã hoàn toàn hiểu rõ những hậu quả của phân
công lao động, đã nhìn thấy một mặt là sự què quặt của người công nhân,
và mặt khác là của chính ngay sự hoạt động lao động, hoạt động này chỉ
giới hạn trong việc lặp đi lặp lại mãi một động tác một cách máy móc, đơn
điệu suốt cả cuộc đời. Fourier cũng như Owen đã đòi hỏi phải xoá bỏ sự
đối lập giữa thành thị và nông thôn, coi đó là điều kiện cơ bản đầu tiên để
xoá bỏ sự phân công lao động cũ nói chung. Cả hai ông đều chủ trương