CHỐNG DUHRING - Trang 366

một sự phi lý thuần tuý.
Lao động sống, tức là sức lao động đang hoạt động phải được đổi lấy sản
phẩm của lao động. Trong trường hợp đó, nó cũng là hàng hoá giống như
sản phẩm mà người ta dùng nó để đổi lấy. Như thế thì giá trị của sức lao
động này hoàn toàn không phải do sản phẩm của nó quyết định, mà do lao
động xã hội đã vật hoá trong giá trị đó quyết định, tức là do quy luật tiền
công hiện nay quyết định.
Nhưng người ta nói với chúng ta rằng, chính điều đó không được xảy ra.
Lao động sống, tức là sức lao động phải được đổi lấy sản phẩm đầy đủ của
nó. Điều này có nghĩa là nó phải được đổi lấy không phải là giá trị của nó,
mà là lấy giá trị sử dụng của nó; quy luật giá trị phải có hiệu lực đối với tất
cả các hàng hoá khác, nhưng đối với sức lao động thì phải gạt bỏ quy luật
đó đi. Đó là sự lẫn lộn tự nó thủ tiêu nó, nấp ở đằng sau khái niệm "giá trị
của lao động".
"Sự trao đổi lao động lấy lao động theo nguyên tắc đánh giá ngang nhau" -
nếu điều này có một ý nghĩa nào đó, thì có nghĩa là những sản phẩm của
lao động xã hội ngang nhau phải được trao đổi với nhau. Đó chính là quy
luật giá trị - quy luật cơ bản của chính nền sản xuất hàng hoá, do đó cũng là
quy luật cơ bản của cái hình thức cao nhất của sản xuất hàng hoá, tức là của
sản xuất tư bản chủ nghĩa. Quy luật đó tự mở đường cho mình trong xã hội
hiện nay theo cách thức duy nhất mà các quy luật kinh tế có thể tự mở
đường được cho mình trong một xã hội gồm những người sản xuất tư nhân:
nghĩa là như một quy luật của tự nhiên nằm ngay trong các sự vật và các
quan hệ, độc lập đối với ý chí hay ước vọng của những sản xuất, và tác
động một cách mù quáng. Khi ông Đuy-rinh đem quy luật đó dựng lên
thành quy luật cơ bản của công xã kinh tế của ông ta, và đòi hỏi công xã
này phải vận dụng quy luật đó một cách hoàn toàn tự giác, thì ông ta đã lấy
cái quy luật cơ bản của xã hội hiện đang tồn tại làm thành quy luật cơ bản
của cái xã hội hoang đường của ông ta. ông ta muốn duy trì cái xã hội hiện
tại, nhưng không có những mặt tiêu cực của nó. ông ta hoàn toàn đứng trên
cùng một mảnh đất với Proudhon. Cũng như Proudhon, ông muốn xoá bỏ
những mặt tiêu cực do sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá thành nền

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.