CHỐNG DUHRING - Trang 372

rằng trong xã hội tư sản hiện nay, con người bị thống trị bởi những quan hệ
kinh tế do chính họ tạo ra, bởi những tư liệu sản xuất do chính họ sản xuất
ra, như là bởi một sức mạnh xa lạ. Do đó cơ sở thực tế của sự phản ánh có
tính chất tôn giáo của hiện thực vẫn tiếp tục tồn tại và cũng với cơ sở đó thì
chính ngay sự phản ánh của nó trong tôn giáo cũng tiếp tục tồn tại. Và mặc
dầu khoa kinh tế chính trị tư sản cũng có giúp cho người ta hiểu được đôi
chút về mối quan hệ nhân quả của sự thống trị của những lực lượng xa lạ
ấy, nhưng điều đó cũng không làm cho sự vật thay đổi một chút nào cả.
Khoa kinh tế chính trị tư sản nói chung, không thể ngăn cản được những
cuộc khủng hoảng, cũng không thể che chở cho nhà tư bản cá thể khỏi bị
thua lỗ, nợ nần một cách tuyệt vọng và phá sản, hay cũng không che chở
được cho người công nhân cá biệt khỏi bị thất nghiệp và cùng khổ. Câu
ngạn ngữ: "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên" (thiên đây tức là sự chi
phối của những sức mạnh xa lạ của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa), vẫn được lưu hành. Chỉ riêng sự nhận thức, dù cho nó có rộng hơn
và sâu hơn sự nhận thức của khoa kinh tế chính trị tư sản chăng nữa, cũng
không đủ để bắt các sức mạnh xã hội phải phục tùng sự chi phối của xã hội.
Muốn thế thì trước hết cần phải có một hành động xã hội. Và khi nào hành
động đó được thực hiện, khi nào thông qua việc nắm toàn bộ các tư liệu sản
xuất mà sử dụng được những tư liệu ấy một cách có kế hoạch - xã hội tự
giải phóng mình và giải phóng tất cả mọi thành viên trong xã hội khỏi tình
trạng bị nô dịch, trong đó hiện nay họ đang bị giam cầm bởi những tư liệu
sản xuất do chính tay họ đã làm ra nhưng lại đối lập với họ như một sức
mạnh xa lạ không sao khắc phục nổi; do đó khi nào con người không chỉ
mưu sự, mà lại còn làm cho thành công nữa, - thì chỉ khi đó, cái sức mạnh
xa lạ cuối cùng hiện nay vẫn còn đang phản ánh vào tôn giáo mới sẽ mất và
cùng với nó bản thân sự phản ánh có tính chất tôn giáo cũng sẽ mất đi, vì
khi đó sẽ không có gì để phản ánh nữa.
Nhưng ông Đuy-rinh không thể chờ đợi cho đến khi tôn giáo chết cái chết
tự nhiên đó của nó. ông ta làm một cách căn bản hơn. ông ta tỏ ra là
Bismarck hơn cả Bismarck; ông ta ra những đạo luật tháng năm[112] còn
nghiêm ngặt hơn, không chỉ chống đạo thiên chúa, mà chống cả tôn giáo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.