CHỐNG DUHRING - Trang 41

để chuyển có sở của mọi hiện thực từ thế giới hiện thực vào thế giới ý
niệm. Chính khoa học về cái đồ thức luận chung về vũ trụ, về những
nguyên lý hình thức đó của tồn tại, là cơ sở của triết học của ông Đuy-rinh.
Nhưng nếu đồ thức về vũ trụ được rút ra - không phải từ bộ óc, mà chỉ nhờ
bộ óc - từ thế giới hiện thực, nếu những nguyên lý của tồn tại được rút ra từ
những cái đang tồn tại, thì để làm việc đó, chúng ta không cần đến một triết
học nào cả, mà chỉ cần đến những hiểu biết thực chứng về thế giới và về
những gì diễn ra trong thế giới đó; và những gì thu được từ việc đó cũng
không phải là triết học mà là khoa học thực chứng. Nhưng trong trường
hợp ấy, toàn bộ tập sách của ông Đuy-rinh chẳng qua chỉ là một công trình
vô ích mà thôi.
Tiếp nữa, nếu người ta không còn cần đến triết học với tưu cách là triết học
nữa thì người ta cũng không cần đến bất kỳ một hệ thống nào, ngay cả hệ
thống tự nhiên của triết học. Cái quan niệm cho rằng toàn bộ những qua
trình của tự nhiên đều nằm trong một mối liên hệ có hệ thống, sẽ thúc đẩy
khoa học phải chỉ rõ mối liên hệ có hệ thống ấy ở khắp mọi nơi, trong
những cái riêng cũng như trong toàn bộ. Nhưng trình bày mối liên hệ ấy
một cách tương ứng, cặn kẽ, khoa học, cấu tạo trong tư duy một hình ảnh
chính xác của hệ thống thế giới trong đó chúng ta đang sống, là một việc
không thể làm việc đối với chúng ta cũng như đối với tất cả mọi thời đại.
Nếu vào một giai đoạn phát triển nào đó của nhân loại người ta cấu tạo ra
được một hệ thống hoàn thiện cuối cùng như vậy, bao quát tất cả những
mối liên hệ - về vật thể cũng như về tinh thần lịch sử - của thế giới, thì như
thế có nghĩa là lĩnh vực nhận thức của nhân loại đã đạt tới giới hạn cuối
cùng của nó và sự phát triển hơn nữa của lịch sử sẽ ngừng lại từ khi xã hội
được xây dựng phù hợp với hệ thống đó - đó sẽ là điều phi lý, hoàn toàn vô
nghĩa. Do đó con người đứng trước một mâu thuẫn như sau: một mặt, phải
nhận thức được một cách cặn kẽ hệ thống thế giới trong toàn bộ mối liên hệ
của nó, nhưng mặt khác, do bản tính của con người và do bản tính của hệ
thống thế giới, con người lại không bao giờ có thể giải quyết được hoàn
toàn nhiệm vụ đó. Nhưng mâu thuẫn này không phải chỉ nằm trong bản tính
của hai nhân tố vũ trụ và con người, mà nó còn là đòn bẩy chủ yếu của toàn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.