xét những tính quy luật của tư duy, những mặt đối lập và những mâu thuẫn
bên trong của các tính quy định đó, ví dụ như khẳng định và phủ định, rồi
ông đi đến tính nhân quả, tức là quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả, và
ông kết thúc bằng tính tất yếu. ông Đuy-rinh cũng như làm cái gì khác hơn.
Cái mà Hegel gọi là học thuyết về bản chất thì ông Đuy-rinh chuyển sang
ngôn ngữ của ông ta là: những thuộc tính lô-gích của tồn tại. Nhưng những
thuộc tính này bao gồm trước hết là ở trong "sự đối kháng của các lực
lượng", trong các mặt đối lập. Ngược lại, ông Đuy-rinh triệt để phủ nhận
mâu thuẫn; sau này chúng ta sẽ trở lại đề tài này. Sau đó ông ta chuyển sang
tính nhân quả và từ đó chuyển sang tính tất yếu. Do đó, nếu ông Đuy-rinh
nói về mình rằng:
"Chúng tôi, những người không triết lý từ cái lồng",
thì chắc hẳn là ông ta muốn nói rằng ông ta triết lý trong cái lồng, cụ thể là
trong cái lồng đồ thức luận về những phạm trù của Hegel.
------------------
Chú thích
[1*].Dasein
[2*]. Sein