Frederick Engels
Chống Duhring
Triết học về tự nhiên
V. Triết học về tự nhiên. Không gian và thời gian
Bây giờ, chúng ta nói sang triết học về tự nhiên. Ở đây, ông Đuy-rinh lại có
đầy đủ lý do để không hài lòng về những tiền bối của ông.
Triết học về tự nhiên "đã suy đồi đến mức trở thành một thứ thơ văn giả
hiệu rỗng tuếch và dựa trên sự ngu dốt", và "đã trở thành số phận của thứ
triết lý đánh đĩ của một Schelling hoặc những kẻ cùng loại, cố đóng vai trò
của các hoạ sĩ phụng thờ cái tuyệt đối và mê hoặc công chúng". Sự mệt mỏi
đã giải thoát chúng ta khỏi những "quái vật" ấy, nhưng cho đến nay, nó chỉ
mới nhường chỗ cho "sự giao động" mà thôi "còn về công chúng đông đảo,
thì như mọi người đều biết, ở đây sự ra đi của một tay bịp bợm lớn thường
chỉ là một dịp cho kẻ kế vị cỡ nhỏ hơn, nhưng thạo nghề hơn, bày lại món
hàng của kẻ bịp bợm trước dưới một nhãn hiệu khác". Chính những nhà
khoa học tự nhiên cũng không "muốn dạo chơi trong cái vương quốc của
những tư tưởng bao trùm cả thế giới" và do đó, trong lĩnh vực lý luận, họ
chỉ đưa ra "những kết luận vội vã rời rạc".
Tóm lại ở đây rất cần có sự giúp đỡ, và may mắn thay, đã có sẵn ông Đuy-
rinh.
Để đánh giá đúng những sự phát hiện tiếp theo về sự phát triển của thế giới
trong thời gian và sự giới hạn của thế giới trong không gian, chúng ta buộc
phải nói trở lại về một vài đoạn trong "đồ thức luận về vũ trụ".
Tồn tại - vẫn lại nhất trí với Hegel ("Bách khoa toàn thư", $93) - được
người ta gán cho cái tính vô tận - cái mà Hegel gọi là tính vô tận xấu - và
sau đó người ta nghiên cứu tính vô tận ấy.
"Hình thức rõ rệt nhất của tính vô tận có thể quan niệm được một cách
không có mâu thuẫn,là sự tích luỹ cô hạn những số trong chuỗi số... Cũng
như ta có thể thêm một đơn vị nào vào mỗi số mà không bao giờ làm cạn
được khả năng tiếp tục đếm, thì tiếp sau mỗi trạng thái của tồn tại cũng đều
có một trạng thái khác, và tính vô tận chính là ở sự nảy sinh một cách vô