CHỐNG DUHRING - Trang 58

không có điểm khởi đầu trong thời gian và không có điểm kết thúc trong
không gian, và chính vì cả hai điều đó nên có thể chứng minh được nên
Kant mới đưa ra cái tự mâu thuẫn [Antinomie], tức là một mâu thuẫn không
thể giải quyết được. Nhưng con người dũng cảm chuyên chế tạo ra những
"kết luận và quan niệm độc đáo đên tận gốc" của chúng ta lại không thế:
trong cái Antinomie của Kant, cái gì ông ta dùng được thì ông ta sao chép
lại một cách chăm chỉ, còn những cái khác thì ông ta vứt bỏ đi.
Vấn đề tự nó được giải quyết rất dễ dàng. Cái vĩnh cửu trong thời gian, cái
vô tận trong không gian, - như điều đó đã rõ ràng ngay từ đầu và theo ý
nghĩa đơn giản của những từ ấy, - là ở chỗ, ở đây không có điểm tận cùng
về một phía nào cả, cả ở đằng trước lẫn ở đằng sau, cả ở trên lẫn ở dưới, cả
ở bên phải lẫn bên trái. Cái vô tận này khác hẳn với cái vô tận của một
chuỗi vô tận, bởi vì chuỗi vô tận bao giờ cũng bắt đầu từ đơn vị, từ một số
đầu tiên. Việc không thể áp dụng quan niệm về chuỗi số ấy vào đối tượng
của chúng ta sẽ bộc lộ rõ ngay khi ta đem nó áp dụng vào không gian.
Chuỗi vô tận, áp dụng vào không gian là một đường kéo dài đến vô tận của
không gian, dẫu chỉ là ở một mức xa xôi thôi, hay không? Hoàn toàn
không. Trái lại cần phải từ cùng một điểm ấy kẻ sáu đường theo ba huớng
ngược nhau thì mới có thể quan niệm được các chiều của không gian, và do
đó chúng ta sẽ có sáu chiều. Kant hiểu rất rõ điều đó nên ông ta chỉ vận
dụng chuỗi số của ông ta vào tính không gian của thế giới một cách gián
tiếp, bằng cách đi vòng mà thôi. Trái lại, ông Đuy-rinh ép chúng ta phải
thừa nhận sáu chiều trong không gian và ngay lập tức sau đó ông ta lại
không ngớt căm phẫn lên án chủ nghĩa thần bí toán học của Gau là một
người đã tỏ ý không thoả mãn với ba chiều thông thường của không gian.
Áp dụng vào thời gian thì đường vô tận về hai phía, hay hai chuỗi vô tận
những đơn vị hướng theo hai phía, có một ý nghĩa hình ảnh nào đó. Nhưng
nếu chúng ta hình dung thời gian như một chuỗi tính từ đơn vị trở đi, hay
như một đường bắt đầu từ một điểm nhất định, thì như vậy chúng ta nói
trước rằng thời gian có điểm khởi đầu: chúng ta đã giả thiết chính điều mà
chúng ta muốn chứng minh. Chúng ta gán cho tính vô tận của thời gian một
tính chất phiến diện, nửa vời; nhưng một tính vô tận phiến diện bị phân đôi,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.