Nhưng ông Đuy-rinh chính là một trong những loại hình tiêu biểu nhất cho
cái khoa học giả hiệu trắng trợn mà ngày nay, trong khắp nước Đức, ta đều
thấy ngoi lên hàng đầu và lấn át tất cả bằng những lời rỗng tuếch, khoa
trương trong thi ca, triết học, chính trị học, sử học, những lời rỗng tuếch
khoa trương có tham vọng là đạt tới sự hơn hẳn và sâu sắc về tư tưởng,
khác với những lời rỗng tuếch, khoa trương giản đơn, tầm thường nhạt
nhẽo của các dân tộc khác, những lời rỗng tuếch khoa trương với tư cách là
sản phẩm đặc trưng nhất và mang tính chất hàng loạt nhất của nền công
nghiệp tri thức của Đức, rẻ nhưng tồi hoàn toàn giống như những chế tạo
phẩm khác của nước Đức, nhưng tiếc rằng chúng không được trưng bày
bên cạnh những chế tạo phẩm này tại cuộc triển lãm Philadelphia[2]. Thậm
chí cả chủ nghĩa xã hội Đức, ít lâu nay, nhất là sau khi có tấm gương tốt của
ông Đuy-rinh, cũng rất nhiệt tình sản xuất ra những lời rỗng tuếch khoa
trương và tiến cử những kẻ lên mặt huênh hoang về một "khoa học" mà họ
"quả thực cũng chẳng học được cái gì cả". Đây là một bệnh ấu trĩ đánh dấu
bước đầu của người sinh viên Đức chuyển theo chủ nghĩa dân chủ - xã hội,
một bệnh gắn liền với bước chuyển ấy, nhưng với bản chất lành mạnh tuyệt
vời của công nhân nước ta, nó chắc chắn sẽ được khắc phục.
Nếu tôi phải đi theo ông Đuy-rinh vào những lĩnh vực trong đó giỏi lắm tôi
cũng chỉ hy vọng có thể phát biểu với tư cách là một tài tử nghiệp dư thôi,
thì đó không phải là lỗi tại tôi. Trong những trường hợp như vậy, phần
nhiều tôi chỉ tự giới hạn ở chỗ đưa ra những sự thật đúng đắn, không thể
chối cãi được, để đối lập lại những lời khẳng định sai lầm hoặc đáng ngờ
của đối phương. Ví dụ như trong lĩnh vực pháp lý và trong một số trường
hợp thuộc khoa học tự nhiên. Còn trong các trường hợp khác thì đó là vấn
đề những quan điểm phổ biến rút ra từ phần lý thuyết của khoa học tự
nhiên, tức là từ một địa hạt mà ngay cả nhà chuyên môn cũng buộc phải đi
ra ngoài phạm vi chuyên môn cuả mình để bước sang những lĩnh vực lân
cận, - tức là những lĩnh vực lân cận, - tức là những lĩnh vực trong đó nhà
chuyên môn theo sự thú nhận của Virchow, cũng chỉ là một "kẻ biết nửa
vời" giống như chúng ta thôi. Tôi mong rằng tôi cũng sẽ được hưởng thái
độ khoan dung mà người ta thường có đối với nhau về những chỗ thiếu