cùng một lúc. Mọi trạng thái đứng im, mọi trạng thái thăng bằng đều chỉ là
tương đối, chỉ có ý nghĩa nếu đem so với một hình thức vận động nhất định
nào đó. Ví dụ, một vật thể nào đó trên trái đất có thể ở trạng thái thăng
bằng cơ giới, nghĩa là ở trạng thái tĩnh theo ý nghĩa cơ học nhưng điều đó
hoàn toàn không ngăn cản vật thể ấy tham dự vào vận động của trái đất,
cũng như vào vận động của toàn bộ thái dương hệ, cũng như hoàn toàn
không ngăn cản những phân tử vật lý nhỏ nhất của vật thể đó bị nhiệt độ
của nó làm cho rung động hoặc cũng không ngăn cản những nguyên tử của
vật thể đó hoàn thành một quá trình hoá học. Vật chất không có vận động,
cũng như vận động không có vật chất, đều là điều không thể hình dung
được. Vì vậy vận động là không thể tạo ra được và không thể tiêu diệt
được, cũng như bản thân vật chất ; điều đó đã được triết học cũ (Descartes)
diễn ra như sau: số lượng của vận động tồn tại trong thế giới bao giờ cũng
vẫn như thế. Vậy vận động là không thể tạo ra được mà truyền từ vật thể
này sang vật thể khác thì trong chừng mực nó tự truyền đi, người ta có thể
coi nó là chủ động là nguyên nhân của vận động, và trong chừng mực nó bị
truyền đi, người ta có thể coi nó là bị động. Chúng ta gọi vận động chủ
động ấy là lực, vận động bị động ấy là biểu hiện của lực. Như vậy, thật rõ
ràng là lực càng lớn bằng biểu hiện của nó, vì trong cả hai, cũng vẫn là một
vận động ấy được thực hiện mà thôi.
Như vậy, một trạng thái bất động của vật chất là một trong những quan
niệm trống rỗng nhất là phi lý nhất, một "điều tưởng tượng mê sảng" thuần
tuý. Muốn đạt tới quan niệm đó, phải hình dung thế thăng bằng cơ giới
tương đối mà một vật thể có thể có trên trái đất là một trạng thái tĩnh tuyệt
đối rồi áp dụng quan niệm ấy vào toàn thể vũ trụ. Đương nhiên, việc áp
dụng như vậy sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu quy sự vận động của vũ trụ đơn
thuần thành lực cơ giới. Và lúc đó, việc quy vận động chỉ đơn thuần thành
lực cơ giới còn có cái lợi là người ta có thể hình dung đưọc một lực là tĩnh,
là bị trói buộc, tức là tạm thời không hoạt động. Cụ thể là, nếu việc truyền
sự vận động là một quá trình tương đối phức tạp bao gồm nhiều khâu trung
gian như điều đó thường rất hay xảy ra, thì người ta có thể hoãn sự truyền
thật sự của vận động cho đến bất kỳ lúc nào, bằng cách vứt bỏ khâu cuối