CHỐNG DUHRING - Trang 74

học nhất định, có thể đo lường được một cách chính xác căn cứ vào trọng
lượng của nó vào khoảng cách giữa nó với mặt đất, có thể sử dụng được
theo ý muốn, bằng những phương thức khác nhau - ví dụ như bằng cách để
rơi tự do, để trượt trên mặt phẳng nghiêng, dùng trục kéo; và đối với cây
súng đã nạp đạn thì tình hình cũng như vậy. Theo quan điểm biện chứng,
khả năng biểu hiện vận động bằng cái đối lập với nó, tức thể tĩnh, hoàn toàn
không phải là một điều gì khó khăn cả. Theo quan điểm biện chứng, tất cả
sự đối lập ấy, như chúng ta đã thấy, đều chỉ là tương đối; không có thể tĩnh
tuyệt đối, sự thăng bằng vô điều kiện. Vận động cá biệt thì có xu hướng
thăng bằng, song vận động toàn thể thì lại loại trừ sự thăng bằng. Cho nên,
thể tĩnh và thể thăng bằng, ở nơi nào chúng diễn ra là kết quả của một vận
động có hạn, và hiển nhiên là vận động ấy có thể đo được bằng kết quả của
nó, biểu hiện ra bằng kết quả của nó và đi từ kết quả ấy có thể được phục
hồi lại nó dưới hình thức này hay hình thức khác. Nhưng ông Đuy-rinh lại
không thể thoả mãn với cách quan niệm vấn đề một cách đơn giản như vậy.
Là một nhà siêu hình chân chính, thoạt tiên ông ta đào giữa động và tĩnh
một cái vực sâu hoắm không có trong thực tế, rồi sau đó ông rất lấy làm
ngạc nhiên rằng không thể tìm ra được cái cầu để vượt qua cái vực thẳm do
chính ông ra đã nặn ra đó. ông ta cũng rất có thể cưỡi lên con ngựa
Rosinante siêu hình của ông để đuổi theo cái "vật tư nó" của Kant; vì xét
cho cùng thì nấp đằng sau cái cầu không thể nào tìm thấy đó, chính là cái
"vật tư nó" chứ chẳng phải là cái gì khác.
Nhưng đối với thuyết cơ học về nhiệt, và về nhiệt bị ràng buộc, hay ấn, tức
là cái "vât chướng ngại" đối với thuyết ấy, thì sự việc như thế nào ?
Nếu bằng cách đun nóng, ta biến một li-vrơ nước đá ở nhiệt độ của điểm
đông lạnh và ở dưới áp suất khí quyển bình thường, thành một li-vrơ nước
cùng một nhiệt độ như thế, thì phải mất một nhiệt lượng, đủ để đun nóng li-
vrơ nước ấy từ 0 lên 79,4 độ bách phân hoặc là đun nóng 79,4 nước lên 1
độ. Nếu đun nóng li-vrơ nước ấy tới điểm sôi tức là tới 100o và sau đó biến
nó thành hơi, phải mất một nhiệt lượng lớn hơn gần bảy lần, đủ để nâng
nhiệt độ của 537,2 li-vrơ nước lên 1 độ [20]. Nhiệt mất đi ấy gọi là nhiệt bị
ràng buộc. Nếu do nguội đi mà hơi nước trở lại thành nước và nước trở lại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.